Ưu điểm và nhược điểm khi bố trí thang máy trong nhà ở
13/01/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Ưu điểm của việc lắp thang máy trong nhà
Ưu điểm đầu tiên không thể không nhắc tới đó chính là sự tiện lợi. Một gia đình nhiều thế hệ cùng nhau chung sống thì nhu cầu đi lại, giao lưu, kết nối giữa các thành viên cũng cao hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng thang máy trong nhà sẽ giúp cho thành viên lớn tuổi tiện di chuyển giữa các tầng.
Ngoài ra, thang máy trong nhà cũng phục vụ việc vận chuyển đồ đạc nặng hoặc bê mâm cỗ để dâng lên phòng thờ ở tầng trên.
Ưu điểm của việc lắp đặt thang máy trong nhà
Tiếp đó, đi kèm với sự tiện lợi đó chính là khả năng tận dụng hiệu quả diện tích nhà ở. Thông thường,với thiết kế nhà ống, việc di chuyển giữa các tầng cũng sẽ khiến cho người trẻ cảm thấy mệt mỏi và ái ngại.
Chính vì vậy, nếu không có thang máy trong nhà thì các phòng ở trên thường có nguy cơ sẽ bị bỏ không, để trống.
Chẳng hạn như, nếu gia chủ sở hữu một không gian nhà phố với thiết kế vườn trên mái thì bạn sẽ có thêm một không gian riêng tư để thư giãn, thưởng trà, ngắm cảnh. Bố trí thêm thang máy gia đình sẽ giúp không gian áp mái được sử dụng thường xuyên hơn.
Nhược điểm của việc lắp thang máy trong nhà
Hạn chế đầu tiên phải kể đến của việc xây dựng thang máy gia đình đó chính là tốn kém về chi phí. Gia chủ sẽ cần đầu tư hàng loạt các hàng mục liên quan như: phí mua thang, phí xây dựng - lắp đặt, phí bảo trì hàng tháng,...
Cụ thể:
Chi phí để sở hữu một chiếc thang máy gia đình sẽ dao động trong khoảng từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Tùy kích thước và tải trọng và công nghệ. Nhìn chung, khách hàng cần chi từ 300 - 400 triệu đồng để có một chiếc thang máy phục vụ cho gia đình của mình.
Chi phí xây dựng và lắp đặt hố thang máy: Tùy theo phân loại thang máy mà gia chủ sẽ cần xây dựng hố kín hoặc lắp đặt khung kính vì vậy bạn hãy liên hệ với kĩ sư để có được tư vấn chính xác nhất.
Thông thường, chi phí đầu tư được tính dựa trên diện tích của ngôi nhà. Một ngôi nhà phố 3 tầng thì chi phí lắp đặt thang máy sẽ rơi vào khoảng từ 100 - 150 triệu đồng.
Gia chủ nên cân nhắc những hạn chế khi sử dụng thang máy
Bên cạnh đó, gia chủ cần dự phòng cho mình một số tiền khác để bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo thang máy hoạt động tốt, an toàn khi sử dụng.
Hạn chế thứ hai đó chính là về diện tích. Diện tích sử dụng trong ngôi nhà sẽ phải nhường cho thang máy. Hố thang trung bình sẽ rộng khoảng 4m2. Hệ thang kính thường sẽ yêu cầu diện tích nhỏ hơn.
Từ đó, ta có thể đơn giản tính được, nếu mặt bằng có giá trị khoảng 100 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 400 triệu đồng cho phần đất xây dựng thang máy.
Hạn chế thứ ba là phần diện tích để làm hành lang trước cửa thang máy. Tùy theo thiết kế và cách bố trí, gia chủ có thể lựa chọn gộp chung vào diện tích với sảnh thang bộ hoặc cắt bớt phần diện tích thang bộ.
Cuối cùng, nếu muốn bố trí thang gia đình, bạn phải có phương án xử lý trong những trường hợp thang máy xảy ra sự cố hoặc mất điện để tránh gây hoảng loạn cho người đang ở bên trong.
Bộ sưu tập các thiết kế thang máy trong nhà đẹp mắt
Thang máy khung kính trong nhà biệt thự
Mẫu thiết kế thang máy trong nhà sang trọng
Thiết kế thang máy cho nhà phố
Mẫu thiết kế thang máy nhà phố hiện đại
Nhìn chung, với những ưu và khuyết điểm về việc lắp đặt thang máy trong nhà mà SGO Land nêu lên trong bài viết trên, hy vọng các bạn sẽ có được cho mình kinh nghiệm hữu ích để ứng dụng vào tổ ấm của mình nhé!