Lợi dụng cơn sốt chung cư “đội lốt” môi giới để “giăng bẫy” người bán nhà
25/10/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Xuất hiện nhiều chiêu trò “giăng bẫy” người mua nhà
Vừa qua, Công an phường Hoàng Liệt đã nhận được trình báo của người dân về việc bị lừa đảo tiền cọc cũng như tống tiền, đe dọa tới sự an toàn của bản thân. Cụ thể, một khách hàng sinh sống tại khu vực chung cư HH Linh Đàm vừa qua đã rao bán căn hộ 63m2 của mình.
Do bận công việc và không thể thường xuyên trao đổi nên gia đình đã gửi thông tin căn hộ của mình cho môi giới để tham khảo giá bán.
Không thể ngờ rằng, sau đó, thông tin về căn hộ đã được chia sẻ cho một nhóm môi giới khác. Ngay lập tức, môi giới thông báo rằng có khách muốn mua căn hộ với giá 2.05 tỷ đồng, yêu cầu chủ nhà cung cấp số tài khoản để có thể chuyển cọc giữ nhà.
Điểm lạ ở đây là tuy chưa có sự thỏa thuận rõ ràng hay gặp mặt người mua, biết được thông tin người mua là ai nhưng gia đình đã nhận được ngay lập tức 100 triệu vào tài khoản với nội dung là cọc căn hộ.
Sau đó, môi giới báo khách hàng đã chuyển cọc và liên tục thúc giục, hối chủ nhà giao dịch. Nhận thấy điểm bất thường, người bán nhà không đồng ý và muốn chuyển lại tiền thì môi giới tỏ thái độ không hợp tác, đẩy trách nhiệm sang khách hàng, người được cho là đã cọc tiền mua nhà.
Chủ nhà cũng cố gắng liên lạc với người mua nhưng không thành công. Tưởng chừng như rơi vào bế tắc thì gia đình đã nhận được cuộc gọi của người đàn ông khác, tự nhận là góp chung vốn mua nhà với khách hàng đã cọc. Đối tượng này yêu cầu chủ nhà phải trả một khoản tiền phạt cọc.
Đến thời điểm này, gia đình nhận được hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi phạt cọc hoặc ép bán nhà mới mức giá mà bên mua yêu cầu.
Thế nhưng, không dừng ở đó, gia đình chủ nhà vẫn tiếp tục bị đe dọa, thậm chí là xuất hiện các nhóm đối tượng lạ mặt đến để đập phá nhà cửa, camera an ninh, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mình.
Sự việc chỉ tạm lắng khi gia chủ báo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét.
Lừa đảo đặt cọc khi giả dạng mua chung cư
Một trường hợp khác tại Đống Đa khi khách hàng trở thành con mồi của môi giới và người mua đó chính là nhờ chiêu bài ép giá.
Do làm ăn thua lỗ, cần tiền để trả nợ ngân hàng do kinh doanh không thành công, người bán rao căn hộ 70m2 của mình với giá 3.5 tỷ đồng và mong muốn được giao dịch nhanh trong vòng 1 tuần.
Các đối tượng môi giới đã ép giá căn nhà của gia chủ từ 3.5 tỷ đồng xuống 3.1 tỷ đồng vì họ hiểu được sự gấp rút và “thế khó” của khách hàng. Sau 3 tháng trì hoãn, mệt mỏi vì bị nhóm môi giới ép giá, gia chủ đã bán căn nhà với mức giá không mong muốn để trả nợ.
Đưa ra ý kiến về các chiêu trò trên của đối tượng môi giới và người mua không trong sáng, các chuyên gia bất động sản cho rằng, thay vì lập nhiều vi bằng liên quan đến giao dịch nhà đất, những đối tượng lừa đảo đã nghĩ ra chiêu trò mới.
Khi có bất động sản được bán thì các đối tượng sẽ tiếp cận để lấy thông tin về chủ nhà, sổ đỏ, căn cước, số điện thoại,...Các nhóm người lừa đảo phân công vai trò rõ ràng xem ai là người mua 1, người mua 2, môi giới A, môi giới B,...đặc biệt có sự hậu thuẫn pháp lý của những người am hiểu về luật pháp.
Sau đó, chúng bắt đầu phối hợp khéo léo để “giăng bẫy” phạt cọc chủ nhà và ép giá thấp hơn so với thỏa thuận ban đầu. Chiêu trò được thực hiện bằng cách môi giới đầu tiên và người mua 1 tiếp cận chủ nhà, thực hiện thủ tục mua bán như bình thường và thời gian chốt giao dịch thường khá nhanh.
Cần tỉnh táo trước những chiêu trò của các đối tượng môi giới
Họ chấp nhận mức đặt cọc 5% trên từng giao dịch. Hợp đồng đặt cọc được công chứng và ghi thời gian công chứng hợp đồng mua bán chính thức khá ngắn để chủ nhà đồng ý ngay với tỷ lệ cọc thấp.
Chủ nhà là những người cần tiền gấp nên cũng dễ dàng đồng ý với giá mua, chốt giao dịch. Môi giới liền yêu cầu thanh toán toàn bộ hoặc phần lớn phí môi giới. Tiếp tục chơi chiêu bài tâm lý với người bán, bỗng nhiên có người liên hệ chủ nhà để hỏi mua với mức giá cao hơn khiến chủ nhà hoang mang, dao động.
Sau khi nhận cọc, bên mua thường phó mặc cho bên môi giới làm việc với người bán. Họ nói rằng do người mua chưa xoay đủ tiền nên sẽ dời lịch công chứng. Trong khi đó các chuyên gia tư vấn pháp luật liên quan đến bất động sản cho rằng, môi giới chắc chắn sẽ không có sự ủy quyền hợp lệ từ bên mua để thỏa thuận gia hạn thời gian công chứng.
Đến ngày gia hạn, vì tin lời môi giới mùa người bán sẽ không đi công chứng. Vậy là họ đã “sập bẫy”. Bên mua ngồi sẵn ở văn phòng công chứng, mời người đến lập lại vi bằng. Từ đó, chứng cứ chủ nhà vi phạm ra đời. Người mua quay sang đòi chủ nhà phải đền cọc và hạ giá bán theo đúng yêu cầu.
Nếu không xử lý thì hợp đồng cọc sẽ bị treo trên hệ thống công chứng, không có giao dịch với người mua mới được phát sinh.
Làm sao để không “mắc bẫy”
Theo các chuyên gia bất động sản, để tránh bị mắc bẫy, người bán nên nhận cọc đúng theo tỷ lệ thông thường chứ không được nhận thấp hơn.
Nếu người mua chưa đủ cọc thì hợp đồng phải có thêm điều khiển ràng buộc rõ ràng buộc bên mua phải bổ sung tiền cọc trong thời gian ngắn nhất. Khi người mua không bổ sung cọc thì hợp đồng cọc sẽ tự chấm dứt không còn hiệu lực.
Tiếp theo đó, người bán nhà chỉ nên chấp nhận trả tiền cho đối tượng môi giới theo tiến độ nhận tiền của bên mua chứ không hoàn tất trước hoặc trả phí quá cao.
Không những vậy, hợp đồng cọc phải có đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của cả hai bên cùng thời gian công chứng rõ ràng.
Những chiêu trò, thủ đoạn không còn mới nhưng vẫn khiến khách hàng lao đao
Một trong các yếu tố quan trọng mà người bán không thể bỏ qua đó chính là bạn chỉ cần làm việc trực tiếp với bên mua. Lời của bên môi giới chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin trao đổi qua tin nhắn, cuộc gọi, email đều cần phải có sự xác nhận. Nên chỉ cần khi bên mua xin gia hạn thêm thì phải ra công chứng sửa đổi, bổ sung thêm việc gia hạn vào hợp đồng.
Cuối cùng, trong hợp đồng đặt cọc cũng phải có điều khoản chế tài về việc khi một trong hai bên từ chối việc công chứng. Ở một góc độ nào đó thì người bán phải thêm điều khoản nếu bên mua không đến công chứng đúng thời gian hoặc từ chối công chứng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng, bên mua mất cọc và chủ nhà có quyền tiếp tục giao dịch với đối tượng mới.
Để tránh mắc bẫy, các chuyên gia bất động sản khuyên người bán có thể thực hiện một số phép thử như: thăm dò môi giới nếu đã chuẩn bị một đội lừa đảo thì chắc chắn sẽ không có thông tin rao bán sản phẩm trên các sàn hoặc mạng xã hội.
Chuyên gia nhấn mạnh, chủ nhà cần lưu ý nếu có thông tin nào cần công bố cho bên mua thì phải nêu rõ trong hợp đồng cọc hoặc thỏa thuận để làm mình chứng xác thực rằng người mua đã đọc và đồng ý chấp nhận giao dịch.
Đây cũng là giải pháp tránh các đối tượng có ý đồ xấu, lợi dụng để ép cọc, đòi cọc.
Nhìn chung, mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên sẽ giúp khách hàng và nhà đầu tư có thêm được những thông tin cần thiết cho dự định và kế hoạch đầu tư của mình. Đừng quên theo dõi SGO Land trong các bài viết tiếp theo và để lại bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi được biết nhé!