Nhà ở xã hội cần sự chung tay phát triển của các chủ thể liên quan đến thị trường bất động sản

21/11/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Các yếu tố giúp thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển

Theo các chuyên gia, để nhà ở xã hội phát triển thì cần phải có sự chung tay của 4 yếu tố bao gồm: Nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư và người dân.

Trước tiên là về vai trò của Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương thì đều phải chú trọng tới kế hoạch quy hoạch, quỹ đất nội đô và ngoại thành, hạ tầng xã hội,...để đảm bảo xác định đúng nhu cầu của địa phương. 

Điều này nhằm tránh tình trạng thừa/ thiếu nhà ở cho người dân cũng như những phát sinh liên quan tới thủ tục chỗ ở, thu nhập và vốn mồi.

Các yếu tố thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển

Cần phối hợp các yếu tố khác nhau để thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển

Tiếp theo là về phía ngân hàng. Hiện tại, Chính phủ đang cung ứng nguồn vốn cho nhà ở xã hội thông qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn vốn này khi muốn triển khai hoặc đưa vào đầu tư thì gặp khó khăn nên phải bổ sung thêm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư khác hoặc vốn từ địa phương.

Các ngân hàng đồng thời nên đẩy mạnh cho vay ủy thác và thu hồi vốn, tránh rủi ro nợ xấu.

Ngoài ra, về phía nhà đầu tư, chuyên gia cho rằng nên bố trí nguồn vốn và quan tâm tới sự phát triển hệ sinh thái nhà ở xã hội và chất lượng công trình, phối hợp với các địa phương để xác định ngay từ đầu mục tiêu làm dự án là để cho thuê, để bán hay kế hợp.

Cuối cùng, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất chính là người dân. Chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải tự mình thiện chí làm thủ tục, quy trình xác nhận hay hồ sơ mua nhà ở xã hội một cách chỉn chu, đúng nơi đúng chỗ. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần lo chi tiêu tiết kiệm tiền và có đòn bẩy tài chính phù hợp khi mua nhà.

Ý kiến nhận xét của các chuyên gia

Các chuyên gia tham gia đều cho rằng phân khúc nhà ở xã hội đang rất được Chính phủ quan tâm bằng các đề án, nghị quyết, chỉ thị và các bộ luật. Việc thay đổi luật định giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thực thi hơn, từ đó giúp phân khúc này tháo gỡ được vướng mắc trong triển khai.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực đó, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung chủ yếu vào 5 yếu tố sau: quỹ đất, thủ tục, cơ chế, vốn và nguồn ra của thị trường. Đến nay thì các vấn đề về đầu ra và vốn gần như đã được tháo gỡ, “cởi trói” tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó thì việc lãi suất vay cao cũng khiến cho người mua nhà băn khoăn.

Phân tích các giải pháp để thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển chuyên gia đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước. Đặc biệt là nhà nước cần tập trung vào việc bố trí đất, phân bổ vốn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nguồn vốn hợp lý chứ không thể chờ vốn rẻ từ tín dụng.

Đối với vấn đề về thủ tục triển khai, Nhà nước cũng cần có những biện pháp tháo gỡ đơn giản hơn. 

Nhà ở xã hội

Để nhà ở xã hội phát triển, chuyên gia đề xuất sự chung tay của Nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư và nhà dân

Theo các chuyên gia, chỉ có 3 việc quan trọng nhất để thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển đó chính là cơ chế chính sách, nguồn vốn và khả năng thanh toán của người dân. Nhiều người cho rằng, chưa bao giờ giá nhà ở xã hội thấp như vậy, khi chỉ bằng 20% so với nhà ở thương mại. 

Bài toán cho mỗi người dân khi muốn sở hữu một căn nhà ở đó là phải tiết kiệm được khoảng 5 - 7 triệu/tháng, vấn đề còn lại sẽ để các ngân hàng cho vay.

Về mức lãi suất, chuyên gia tiếp tục kiến nghị chỉ nên duy trì ở mức 3% - 4.8%/năm, thay vì con số 6.6% như hiện tại. 

Bởi từ khi có Luật Nhà ở, mức lãi suất cho vay được áp dụng cho 11 đối tượng hưởng thụ nhà ở xã hội, trong đó có cả đối tượng hộ nghèo. Lãi suất cho vay của hộ nghèo đang dao động ở mức là 6.6% do Chính phủ quy định từ năm 2015 đến nay. Vì vậy, nếu muốn kéo lãi suất xuống thì cần phải có kiến nghị trong việc rà soát cho vay với những đối tượng là hộ nghèo.

Chia sẻ quan điểm của mình, chuyên gia cho biết, mức lãi suất cho vay do Chính phủ quy định bằng với định mức vay hộ nghèo để tạo sự công bằng giữa các đối tượng. 

Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội chỉ được cấp 1 phần vốn cho vay nhà ở xã hội, số còn lại phải huy động từ các nguồn vốn ngắn và trung hạn.

Do đó, nếu muốn vay để mua hoặc thuê nhà dài hạn thì đến chính ngân hàng cũng phải cân đối.

Tóm lại, với những diễn biến của thị trường, các chủ thể đều hy vọng rằng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi với tốc độ ổn định và mạnh mẽ để các sản phẩm nói chung, nhà ở xã hội nói riêng có thể phát triển mạnh mẽ. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét