Dự báo “cú hích” tăng trưởng của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng - Dấu hiệu cho sự hồi sinh

01/04/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng - Thị trường “nguội lạnh”

Xuất hiện song hành cùng với nhu cầu của người dân, các dự án BĐS nghỉ dưỡng đã có tăng trưởng vượt bậc đều theo các năm từ 2015 đến 2018. Con số này được ghi nhận ở mức 50% - nhưng đã lao dốc mạnh vào thời điểm 2018. 

Thông thường, dự bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ được phát triển theo tiềm năng và đặc điểm của từng địa phương. Đặc biệt là tại các địa điểm du lịch: Nha Trang, Phúc Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long,... đã xuất hiện nhiều dự án “triệu đô”. Việc này đánh dấu sự chuyển mình của các ông lớn khi tiến hành xây dựng các khu nghỉ dưỡng kết hợp với hoạt động du lịch.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng khi chưa "tụt dốc"

Thế nhưng, thị trường bất ngờ bắt đồng bị “đóng băng” vào thời điểm năm 2018, khi Chính phủ thắt chặt các điều khoản pháp lý, kiểm tra đồng loại năng lực đầu tư và vận hành của nhiều chủ đầu tư,... Chính điều này đã tạo tâm lý e dè cho nhà đầu tư.

Sự “tụt dốc không phanh” càng được thể hiện rõ vào những năm tiếp theo khi dịch Covid đang làm thay đổi cả cục diện kinh tế thế giới nói chung, cục diện kinh tế Việt Nam nói riêng. Các giao dịch liên quan đến BĐS du lịch nghỉ dưỡng hầu như “đóng băng” toàn bộ. 

Đầu năm 2022, các dòng tiền với lãi suất thấp được bơm vào thị trường, tưởng chừng như nguồn sống của các đơn vị sẽ được bơm vào tuy nhiên sự thật không phải vậy. Đến giữa năm 2022, những chính sách kinh tế lại một lần nữa được thắt chặt, “bóp chết” các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chưa kịp triển khai.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng - Tiềm năng “chưa khai phá”

Đến năm 2023, tuy sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng giảm hơn 80% so với năm 2022, nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể nhìn nhận được những mặt tích cực trong “sự chao đảo” của thị trường.

Ngành du lịch đang “hồi sinh” lại với mức tăng trưởng gần bằng năm 2019, khi đại dịch chưa hoành hành. Chỉ riêng 2 tháng đầu năm, đã có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam, tăng gần 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là một trong những đối tượng mà các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cao cấp hướng tới.

Sự hồi phục của BĐS du lịch nghỉ dưỡng

Khát vọng phục hồi của BĐS du lịch

Cùng với đó là việc Nhà nước hoàn thiện khung pháp lý, chính sách pháp luật và đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông sẽ là đòn bẩy để cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vươn mình phát triển.

Trong đó, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel… đã được thực hiện phần nào đánh dấu sự trở lại của condotel. Đây là một trong những loại hình đã phát triển như “nấm mọc sau mưa” vào thời kỳ huy hoàng của BĐS nghỉ dưỡng.

Dự báo về nguồn cung của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái. Đặc biệt, các dự án được triển khai vào đa dạng phân khúc để đáp ứng nhu cầu lưu thông của dòng tiền.

Hy vọng rằng, những động thái “truyền lửa” này sẽ giúp thị trường BĐS nói chung, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói chung sẽ tăng trưởng và sớm trở lại đường đua trong thời gian tới.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét