Xử lý mạnh tay hoạt động giao dịch bất động sản nhiều lần nhằm mục đích “thổi giá”, trục lợi bất chính

13/09/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tình trạng tung tin vô căn cứ, “thổi giá” trục lợi

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi tới các địa phương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá đối với các sản phẩm bất động sản. 

Tuy nhiều địa phương đã chủ động triển khai quy định mới của pháp luật về việc kinh doanh bất động sản, đầu tư, đất đai và nhà ở,...

Những kết quả nhất định đã được ghi nhận, thị trường bất động sản bắt đầu có đóng góp nhất định vào sự phát triển của kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh kể từ khi kết thúc dịch Covid 19 kết thúc.

Theo số liệu thống kê, trong quý II/2024, nguồn cung nhà ở đã có cú “hích” nhẹ. Lượng giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ lại có xu hướng giảm so với quý I cùng năm. 

Đối với sản phẩm đất nền thì lại tăng, giá giao dịch xác lập kỷ lục mới khiến nhiều người ngỡ ngàng. 

Những dự án chung cư dù sơ cấp hay thứ cấp thì đều có mức tăng bất thường

Những dự án chung cư dù sơ cấp hay thứ cấp thì đều có mức tăng bất thường

Thế nhưng, người mua không nên chủ quan, bởi sự khởi sắc của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững và đồng đều, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro khác nhau. Thậm chí, tình trạng các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật còn xảy ra ở một số địa phương. 

Các nhà đầu tư, người môi giới bất động sản, người bán còn cố tình tạo tin đồn sai sự thật, mua đi bán lại các sản phẩm để gây nhiễu loạn thông tin, khiến người mua bị “lạc đường”, dễ dính bẫy mua phải sản phẩm kém chất lượng, “ảo giá”.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản biến động như vậy không thể không nhắc tới thị trường Hà Nội, nơi xảy ra tình trạng “sốt” giá căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ tại một số khu vực: Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức,...tăng cao bất thường.

Không những vậy, tại các phiên đấu giá vùng ven ngoại thành, mức giá trúng thầu có giá cao gấp nhiều lần khởi điểm càng khiến dư luận chú ý. Cùng với đó là những ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tính trong lành, “sạch sẽ” của thị trường.

Để có thể kiểm soát được tình hình này, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các địa phương cần phải có sự chung tay, vào cuộc để triển khai giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo đúng hướng. 

Những sản phẩm bất động sản bị

Những sản phẩm bất động sản bị "ảo giá" vẫn còn tồn tại trên thị trường

Các công điện số 82, công điện số 1767 và công điện, chỉ thị, văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rất rõ về nội dung này.

Bộ cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản hay các đối tượng môi giới tại địa phương. 

Hoạt động giao dịch bất động sản, “mua đi bán lại”, trao tay nhiều lần cũng cần được kiểm soát nghiêm ngặt, đặc biệt chú trọng vào những địa phương có hiện tượng tăng giá bất thường.

Thanh, kiểm tra liên tục và có biện pháp chấn chỉnh đối với hành vi “làm” giá; xử lý vi phạm về đất đai; vi phạm về kinh doanh bất động sản.

Song song với đó, cần làm rõ nguyên nhân gây ra biến động đối với từng loại hình bất động sản: chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền,...Không chủ quan, đề xuất các biện pháp để điều tiết thị trường phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững. 

Biện pháp để chấn chỉnh tình hình thị trường nhiễu loạn

Một là, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá, đặc biệt là tại những huyện ngoại thành, đảm bảo đúng luật pháp của Việt Nam, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất. 

Điều này sẽ giúp ngăn chặn hành vi trục lợi thông qua đấu giá đất, gây nhiễu loạn thị trường.

Hai là, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện quản lý, kiểm soát tăng giá bất động sản nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh loại hình bất động sản.

Tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu người dân nào cũng có nhà ở, có quyền được an cư lập nghiệp bền vững.

Cần phải

Cần phải "dẹp loạn" "thổi giá" bất động sản

Ba là, có biện pháp để quản lý chặt chẽ quá trình xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất. Dự án đã có hạ tầng kỹ thuật dưới dạng phân lô, bán nền, tránh tình trạng “hoang hóa”, sử dụng đất sai mục đích, gây hoang mang, nhiễu loạn thị trường.

Bốn là, mọi thông tin về thị trường bất động sản cần được công khai, công bố thông tin cho các cơ quan, tổ chức và người dân được nắm rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; kế hoạch sử dụng đất; việc đầu tư và phát triển hạ tầng,...

Kể cả những thông tin như tình trạng vốn của chủ đầu tư hay dự án nào được phê duyệt, huy động vốn,...ngăn chặn hiện tượng gian dối, lừa đảo, gian lận trong kinh doanh. 

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những chính sách mới liên quan đến pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cuối cùng là phải tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét