Ảm đạm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

19/09/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tình hình giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng

Theo số liệu báo cáo trong tháng 8 vừa qua của DKRA Group, toàn bộ thị trường có 2180 căn biệt thự nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư mở bán ra thị trường. Số liệu này cho thấy, nguồn cung loại hình sản phẩm đã có sự “nhích” nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn khoảng 5% cùng kỳ 2023. 

Thanh khoản tiếp tục giảm 22% so với tháng 7, chỉ có 25 căn hộ được tiêu thụ thành công, tương đương với 1% nguồn cung hiện có. Nhiều chính sách ưu đãi về cam kết thuê, mua lại, hỗ trợ lãi suất,...thế nhưng vẫn không thu hút được khách hàng và nhà đầu tư, mang lại hiệu quả tốt trong việc hồi phục phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Giá bán các căn biệt thự sơ cấp (hay còn được hiểu là sản phẩm mở bán lần đầu tiên) có xu hướng đi ngang, trong khi đó, giá biệt thự thứ cấp (sản phẩm đã được mua đi bán lại) vẫn ảm đạm, duy trì tình trạng cắt lỗi từ 10% - 20%.

Tình hình bất động sản nghỉ dưỡng

Thị trường nghỉ dưỡng ảm đạm, nhà đầu tư "ngao ngán"

Trong khi đó, loại hình nhà phố, shophouse ven biển có nguồn cung trong tháng 8 đạt khoảng 2.907 căn hộ, nhưng 100% số đó đều thuộc hàng tồn kho của những dự án cũ đã mở bán từ nhiều năm trước.

Thanh khoản đứng yên, không có giao dịch mới được ghi nhận. Gía bán sản phẩm nhà phố, shophouse biển sơ cấp đi ngang, trong khi giá bán thứ cấp phải cắt lỗ lên đến gần 40%.

Dòng sản phẩm condotel là điểm sáng duy nhất có sự “cải thiện” thanh khoản trong quý II vừa qua. Tuy nhiên con số hấp thụ cũng khá khiêm tốn với chỉ có hơn 192 căn được hấp thụ trên tổng số 4.826 sản phẩm mở bán. Tỷ lệ hấp thụ đạt  4%, giảm hơn 50% so với tháng trước. 

Ý kiến nhận định của các chuyên gia

Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn bộ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã có hơn 3.114 sản phẩm được mở bán. Con số này nếu so với cùng kỳ 2023 thì sẽ gấp đôi lượng được chào bán, tuy nhiên lại chỉ bằng 27% cùng kỳ năm 2022. 

Khoảng 1.799 sản phẩm được giao dịch thành công, bằng 20% so với cùng kỳ năm trước nữa.

Cũng theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, mặt bằng giá bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận xu hướng đi ngang ở loại hình sơ cấp. Đối với thị trường thứ cấp, mức giá rao bán thường giảm từ 15% - 20% so với hợp đồng. Cá biệt, nhiều dự án giảm giá sâu đến 40%, 50% nhưng vẫn ảm đạm, “đóng băng”.

Các chuyên gia cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể nào thoát khỏi tình trạng “ngủ đông” do xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể nhắc tới việc thiếu dòng tiền đầu tư mới. 

Sau “cú ngã” của thị trường, nhiều nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng với những quyết định “xuống tiền” của mình. Mọi biến động, thay đổi đều được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. 

Lý giải nguyên nhân bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi chậm

Mặt khác, so với phân khúc nhà ở, văn phòng thì bất động sản nghỉ dưỡng có vốn đầu tư khá lớn, thời gian thu hồi lâu nên nhiều người không mặn mà với loại hình này. Dẫn tới việc chuyển nhượng và tìm người mua lại khó khăn hơn, làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm. 

Nguyên nhân chủ yếu thứ hai mà các chủ thể, đối tượng không thể bỏ qua đó chính là sự thiếu minh bạch về khung pháp lý cho các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng nổi bật như: condotel, shophouse khiến nhà đầu tư lo ngại trước khi quyết định xuống tiền.

Các chuyên gia đều đánh giá chung rằng phân khúc gặp khó khăn về thanh khoản cũng như tiềm năng tăng giá, niềm tin của nhà đầu tư còn thấp. Trên thực tế, không ít nhà đầu tư đã không thực hiện được cam kết về lợi nhuận đối với khách hàng hay những cam kết liên quan đến hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch hay pháp lý: tiến độ xây dựng, cung cấp sổ hồng,...

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư, làm sụt giảm niềm tin của họ vào thị trường. 

Theo các chuyên gia, lượng hàng bất động sản nghỉ dưỡng tồn kho đều là những sản phẩm có giá trị cao, với mức giá bán condotel thấp nhất là 36.5 triệu đồng/m2 và cao nhất là 180 triệu đồng/m2.

Trong khi đó sản phẩm biệt thự có giá thấp nhất là 5.2 tỷ đồng/căn và cao nhất là 155 tỷ đồng/căn; nhà phố shophouse ghi nhận sự chênh lệch giữa mức giá thấp nhất 4.6 tỷ/căn và cao nhất 70 tỷ/căn.

Mức giá càng cao càng gây trở ngại, làm giảm thanh khoản của sản phẩm trên thị trường.

Những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng có tốc độ thoát hàng chậm nhưng lại bị bội thực về nguồn cung khiến cho phân khúc vốn đã khó khăn, nay lại càng bất ổn.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản nghỉ dưỡng "bội thực" nguồn cung

Trong giai đoạn 2015 - 2019, mỗi thị trường ồ ạt, cho ra đến hàng nghìn căn biệt thự, nhà phố/shophouse biển nhưng thị trường lại không đủ sức hấp thụ kịp. Ngoài ra thì việc phụ thuộc vào tệp khách quốc tế cũng khiến cho nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, cho thuê dự án bất động sản nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Đưa ra những dự báo về thị trường nghỉ dưỡng cuối năm, các chuyên gia khẳng định, trong khoảng thời gian chờ các bộ Luật mới "ngấm", nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng chưa thể phục hồi mạnh mẽ trở lại.

Thế nhưng thị trường vẫn sẽ có thêm doanh nghiệp ra hàng tuy nhiên số lượng không đáng kể và mang tính "thăm dò" tài nguyên là chính. Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng chủ yếu sẽ là loại hình cao tầng, giá trị dưới 5 tỷ.

Vì vậy nếu là nhà đầu tư thông thái thì bạn hãy cùng SGO Land tiếp tục cập nhật những thông tin nóng hổi, mới nhất về thị trường để có thể đưa ra được nhận định chính xác, khách quan và quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét