Đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, giá bán chênh cả tỷ đồng - “Sốt” thực hay chỉ là cơn mê ảo
19/11/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Các phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai
Vừa qua, ngày 16/11, khi phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai kết thúc, một lần nữa đã khiến cho dân tình phải “sốc” vì mức giá trúng đấu giá. Mức trúng đấu giá cao nhất lên đến 90 triệu đồng/m2 (gấp 17 lần giá khởi điểm) và mức thấp nhất khoảng 45 triệu đồng/m2 (gấp 8 lần giá khởi điểm).
Tuy nhiên, lập lại tình trạng trước đó, ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nhiều lô đất có vị trí đẹp đã được rao bán với mức giá chênh từ hàng trăm đến hàng tỷ đồng/lô. Ví dụ như một lô góc số 112 với diện tích khoảng 157m2 đã được người trúng thầu rao bán chênh lên đến cả 1 tỷ đồng.
Nhiều lô còn lại, mức giá chênh lệch dao động từ 100 - 800 triệu đồng tùy vị trí.
Các phiên đấu giá đất vẫn rất nhộn nhịp
Theo đó, Thanh Oai là huyện ven đô, có mức giá đất trung bình rao bán chỉ từ 25 triệu - 40 triệu trên một mét vuông, tùy vị trí và hệ thống cơ sở vật chất. Thế nên, với kết quả trúng đấu giá như vậy, thì mức giá thấp nhất vẫn được đánh giá là cao hơn giá mặt bằng chung.
Cụ thể, trong quý III, 2024:
- Tại xã Đỗ Động, giá đất đền là khoảng 36 triệu đồng/m2 - tăng khoảng 63.6%.
- Tại các xã lân cận, giá đất nền dao động trong mức từ 31 triệu đồng - 41 triệu đồng/m2 - tăng từ 1 - 3 lần so với giá cũ.
Nếu như so sánh với những lô đất có vị trí đẹp, cách quận Hoàn Kiếm - trung tâm thủ đô 14km còn có mức giá 70 - 80 triệu đồng/m2 thì đất tại Thanh Oai kém ưu thế hơn. Điểm hấp dẫn của những sản phẩm này là nằm gần mặt Cienco 5 và QL21B.
Nhận định của các chuyên gia
Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc nhiều lô đất dù đã trúng đấu giá ở mức rất cao nhưng vẫn được tao chênh là chiêu trò phổ biến của các nhóm đối tượng đầu cơ và môi giới, nhằm mang đến cho người mua cảm giác giá trị ảo của sản phẩm.
Chuyên gia nhận xét rằng mức giá 90 triệu đồng/m2 có thể xảy ra tại Thanh Oai, nhưng đó là mức giá trong tương lai. Ít nhất là 5 năm nữa khi hạ tầng và quy hoạch được thực hiện theo đúng lộ trình đã đề ra.
Các chuyên gia cho rằng, cần nâng tiền đặt cọc trong các phiên đấu giá đất lên để sàng lọc được đúng đâu là đối tượng đầu cơ, đâu là người mua có nhu cầu thực. Điều này cũng nhắm tránh tính trạng nhanh tay “lướt sóng” ăn chênh của giới đầu cơ.
Từ đó, giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận hơn được với quỹ đất “sạch” của nhà nước.
Nhiều nguyên nhân được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chỉ ra khi nói về nguyên nhân khiến cho giá đất nền tại nhiều địa phương cao bất thường như vậy. Một số nguyên nhân nổi bật bao gồm: khởi điểm thấp, nhu cầu thị trường lớn, nhiều khu vực nằm trong kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng,...
Bên cạnh những nguyên nhân tích cực là những nguyên nhân tiêu cực như: hành vi trả giá cao rồi bỏ cọc, hợp thức hóa mức giá trúng thầu để thổi giá, tạo mặt bằng ảo nhằm trục lợi,...
Theo chuyên gia, hiện nay bảng giá đất cũ vẫn còn hiệu lực nhưng nó cần như không có ý nghĩa hay sức chi phối tới thị trường. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần vào cuộc một cách khẩn trương, nghiêm túc nếu không thì sân chơi này sẽ bị biến thành thế giới riêng cho các đối tượng đầu cơ.
Vụ đấu giá đất ở Thanh Oai 2024: Hơn 100 triệu đồng/m2, có phải do "thổi giá "?
Nhiều người còn cho rằng, biết đâu trong tương lai, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ xuất hiện thêm nghề mới, đó là nghề “đấu giá đất”.
Đồng quan điểm, đại diện cho BCH Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã khẳng định, đất đấu giá hiện nay vẫn là phân khúc đắt hàng, hấp dẫn nhất từ nay đến năm 2025. Thậm chí, sức hút sẽ càng ngày càng lớn hơn trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm lại gặp đúng giai đoạn đo thị hóa cao, phân lô bị siết chặt, dẫn tới sự bùng nổ.
Thế nhưng, chấp nhận lợi nhuận lớn, đồng nghĩa với việc rủi ro càng cao. Trước khi trả giá, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: quy hoạch, công năng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, dư địa phát triển,...
Điều này nhằm tránh tình trạng người mua đổ vốn vào nhưng lại không rút ra được. Bởi bài học trước đó đã rất rõ ràng khi các phiên đấu giá đất trước đó tại Thanh Oai với mức trúng giá khủng, chỉ có 13 lô đóng đủ tiền sau phiên đấu.
Còn lại, số lô đất bị bỏ cọc lên tới 55 lô, bao gồm cả lô có giá trị cao nhất là 100 triệu đồng/m2.