Thách thức trong phát triển nhà ở xã hội hiện nay

02/04/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tổng quan về phát triển nhà ở xã hội

Theo số liệu thống kê, giai đoạn vừa qua, cả nước đã có hơn 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai với tổng quy mô lên đến 600.000 căn hộ. Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 103 dự án, tương đương khoảng 67.000 căn hộ. Số lượng dự án đã khởi công xây dựng đạt 140 dự án, dự kiến mang tới cho thị trường khoảng 125.000 căn hộ.

Bên cạnh đó, số lượng dự án nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đến nay đạt mức 414 dự án, tương đương 406.000 căn hộ. Đặc biệt, trong năm 2024 vừa qua, với sự quyết tâm vào cuộc của Chính phủ, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, kết quả công tác phát triển mô hình nhà ở xã hội đã đạt được nhiều thành tựu. 

Tổng quan về tình hình phát triển Nhà ở xã hội

Tổng quan về tình hình phát triển Nhà ở xã hội đến hết năm 2024

Cụ thể, lượng dự án nhà ở xã hội hoàn thành trong năm ngoái tăng 146% so với thời điểm trước đó một năm. Ngoài ra, số dự án được chấp thuận cũng tăng 113%.

Như vậy, nếu tỉnh tổng số căn hộ đã khởi công và hoàn thành đến thời điểm hiện tại, mục tiêu mà các cấp, ban ngành đặt ra đến năm 2025 đã đạt khoảng 45%. Dù số liệu khá tích cực thế nhưng so với nhu cầu, yêu cầu và mục tiêu ban đầu của kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, lượng dự án như vậy vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu về nhà ở của người lao động.

Những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội

Một là, đề án đến nay mới thực hiện được khoảng 2 năm nên các bộ ngành và địa phương vẫn cần thêm thời gian để có thể bố trí quỹ đất, quy hoạch và thủ tục, hồ sơ pháp lý.

Hai là, nhà ở xã hội cũng là một loại hình bất động sản, vì vậy các thủ tục thực hiện cũng giống với dự án khác nên cần thời gian triển khai tương đương.

Ba là, mỗi dự án từ khi khởi công đến khi hoàn thành sẽ mất thời gian từ 1 - 2 năm. Trong khí đó, hầu hết quỹ đất tại các địa phương đều đã qua bố trí, được tổng hợp sơ bộ đến hết năm ngoái với 1.309 vị trí quy hoạch, 9.737 ha đất để triển khai dự án nhà ở xã hội.

Bốn là, nhiều địa phương tuy rất hào hứng với việc xây dựng mô hình nhà ở này, quan tâm tới đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kết nối, thu hút doanh nghiệp nhưng lại vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng. 

Nguyên nhân chính bởi nguồn ngân sách Nhà nước còn đang hạn hẹp. Mặt khắc, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội phức tạp, phải trải qua nhiều bước đấu thầu, mất thời gian, công sức.

Cần tạo động lực để doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Cần tạo động lực để doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Theo nhiều chuyên gia, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội cũng có thể được xem xét dưới hai khía cạnh đó là chính sách và phương thức thực hiện.

Cụ thể, về chính sách, các bộ luật còn nhiều lỗ hổng, bất cập, chưa đồng nhất với nhau. Nếu như trong Luật Đất đai 2013, quy định quỹ đất nhà ở xã hội chỉ giao đất chứ không đất giá thì trong Luật Đất đai 2014 lại quy định phải đấu thầu, gây mất thời gian.

Ngoài ra, quỹ đất dành cho nhà ở xã hội còn mang tính thụ động, theo kiểu trung ương giao quy định quy hoạch, địa phương dựa trên chỉ tiêu rồi phân bổ % quỹ đất nhà ở xã hội.

Trong các bộ luật mới được ban hành thời gian gần đây, quyền tự chủ lớn hơn được trao cho chính quyền địa phương về việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. 

Mặc dù Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định rõ ràng về việc các địa phương và dự án phải dành 20% quỹ đất hoặc diện tích cho mục đích này, song vẫn tồn tại tình trạng một số nơi cho phép thay thế bằng tiền, trong khi nhiều nơi khác lại không thực hiện quy định. 

Về mặt thực tế, nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp hiện nay đã trở nên cấp thiết hơn nhiều so với trước đây, cả về yêu cầu thực tiễn lẫn hiệu quả triển khai chính sách.

Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân hiện tại đã tăng lên đáng kể, một phần do tác động của quá trình đô thị hóa. Điều này dẫn đến sự cần thiết và cấp bách trong việc tìm kiếm các giải pháp.

Nếu như trước đây, nhu cầu này chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, thì hiện nay, vấn đề nhà ở xã hội đã trở thành một mối quan tâm chung ở nhiều địa phương khác.

Nhà ở xã hội không còn được coi là một “mặt trận từ thiện”

Nhà ở xã hội không còn được coi là một “mặt trận từ thiện”

Theo chuyên gia, khó khăn, vướng mắc hiện nay là do quan điểm, tư duy cũ, còn coi nhà ở xã hội là phân khúc “từ thiện”, làm cũng được, không làm cũng chẳng sao. Tuy nhiên, quan điểm này đã trực tiếp thay đổi kể từ khi Đảng và Chính phủ trực tiếp giao chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội.

Không những vậy, nguồn cung nhà ở xã hội khá khan hiếm, dẫn tới tình trạng bị đẩy giá cao. Và đặc biệt, vướng mắc lớn nhất liên quan đến việc cấp chấp thuận cho chủ đầu tư và các hoạt động đấu thầu.

Tóm lại, dù đã có những tín hiệu tích cực, việc hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn còn nhiều trở ngại. Từ vấn đề quỹ đất, thủ tục pháp lý, nguồn vốn, đến những bất cập trong chính sách và tư duy, tất cả đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và những giải pháp đột phá từ các cấp quản lý, nhà đầu tư để thực sự giải quyết bài toán an cư cho người lao động.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét