Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp đẹp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu công năng
04/11/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Quy tắc thiết kế nội thất phòng bếp
Tùy theo thói quen sinh hoạt hoặc nhu cầu của gia chủ mà kiến trúc sư sẽ bố trí đồ dùng nội thất phòng bếp cho phù hợp. Tuy nhiên, theo truyền thống, các kiến trúc sư thường sắp xếp không gian bếp theo quy tắc tam giác để thuận tiện về công năng mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Quy tắc “tam giác vàng” yêu cầu có đầy đủ ba bộ phận: khu vực nấu nướng, khu vực chuẩn bị và khu vực lưu trữ. Khi tuân thủ và đảm bảo theo đúng quy tắc này thì gia chủ sẽ giảm được thời gian nấu nướng của mình cũng như khoảng cách di chuyển giữa các khu vực.
Bố cục tam giác trong thiết kế nội thất phòng bếp
Bí kíp thiết kế nhà bếp và bàn đảo bếp đẹp
Một không gian thiết kế nội thất đẹp luôn cần sự chuẩn bị, lên ý tưởng kỹ lượng. Nên nếu khách hàng muốn có một không gian như ý, đẹp như mơ thì bạn cần tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Bước 1: Chọn kiểu bếp phù hợp
Có rất nhiều hình dáng bếp như: chữ I, chứ L, chữ U, bếp kiểu gallery,...phù hợp với những không gian có diện tích nhỏ, vừa hoặc lớn để gia chủ lựa chọn. Không những vậy, màu sắc và chất liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, tạo độ thoáng cho căn bếp của gia đình bạn.
Sở dĩ, căn bếp được chăm chút đến vậy do đây là không gian gắn kết các thành viên trong gia đình sau một ngày dài làm việc vất vả. Bữa cơm nóng hổi không chỉ giúp mọi người cảm thấy dễ chịu, thoải mái mà còn có không gian riêng để sẻ chia với nhau mọi buồn vui trong cuộc sống.
Bước 2: Tính toán không gian phòng bếp
Công thức tính quen thuộc thường được áp dụng đó chính là tổng chiều dài ba cạnh của tam giác trong thiết kế nội thất phòng bếp phải nhỏ hơn 8.
Tam giác càng nhỏ thì bước di chuyển càng ngắn, tiết kiệm được thời gian, công sức. Tuy nhiên vẫn phải thoáng rộng, đủ cho từ 2 - 3 người thực hiện các công việc khác nhau khi nhà có việc.
Bước 3: Xem xét các yếu tố khác
Tùy phong cách thiết kế hoặc nhu cầu và công năng sử dụng mà khách hàng có thể kết hợp thêm với quầy bar hoặc bàn đảo bếp. Đặc biệt, nếu như không gian của bạn là không gian mở thì bàn đảo bếp và bàn ăn có thể nối dài với nhau.
Lối sống, sở thích và các yếu tố khác cũng góp phần rất quan trọng trong việc hình thành không gian nội thất phù hợp.
Không gian nội thất phòng bếp đẹp như mơ
Ưu và nhược điểm của các mẫu thiết kế bếp
Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Bếp chữ I | - Bếp thường dùng cho các không gian nội thất nhỏ. - Bố trí dọc theo tường hoặc vách. | - Tiết kiệm chi phí - Linh hoạt cho không gian nhỏ - Dễ dàng di chuyển | - Ít không gian lưu trữ. - Không đủ diện tích sơ chế, nấu nướng |
Bếp song song | - Bếp có tên gọi khác là bếp galley, với hai mặt bàn ở hai bên và khoảng trống ở giữa. | - Tối ưu diện tích - Nhiều không gian di chuyển | - Hạn chế số lượng người nấu - Hẹp về chiều ngang |
Bếp chữ L | - Bếp được tạo thành từ hai dãy tủ liền nhau, có thể thay đổi chiều dài một cách linh hoạt. | - Tính linh hoạt cao - Có thêm không gian lưu trữ - Có thể kết hợp cùng đảo bếp hoặc bàn ăn | - Không phù hợp cho không gian lớn - Tốn thêm phụ kiện công năng ở các góc bếp |
Bếp chữ U | - Đây là hình mẫu lý tưởng tuân thủ theo nguyên tắc “tam giác vàng” | - Phù hợp với việc nấu nướng và lưu trữ - Giúp kết nối các thành viên trong gia đình - Có thể kết hợp cùng bàn đảo bếp | - Chi phí vô cùng tốn kém - Yêu cầu không gian đủ lớn |
Bếp chữ G | - Bếp còn có tên gọi khác là bán đảo. - Phần bếp được bố trí dọc theo 3 bức tường, kết thúc với điểm mở rộng quầy bar. - Diện tích lý tưởng tổng thể khoảng 12.6m, chiều rộng là từ 4 - 4.9m và chiều dài là từ 3.7m - 4.6m. | - Giúp người nội trợ có thể vừa nấu nướng, vừa giao lưu với bên ngoài. - Hoàn hảo cho các không gian mở - Đóng vai trò ngăn chia các không gian | - Chỉ phù hợp với không gian có diện tích lớn - Cần đầu tư thêm nhiều chi phí cho phụ kiện, thiết bị |
Mỗi không gian đều có ưu, nhược điểm khác nhau
Mong rằng bài viết vừa rồi của SGO Land đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết để lên ý tưởng kiến tạo một không gian sống đẹp như mơ nhé!