Thiết kế lối thoát hiểm trong nhà phố vừa tinh tế lại vừa có tính ứng dụng cao

17/06/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Đặc điểm của thiết kế nhà phố

Nhắc đến những công trình nhà phố ra sẽ liên tưởng tới không gian có mặt tiền hẹp, chiều sâu lớn và được thiết kế cao tầng. Nhà được xây dựng theo kiểu nhà ống, có diện tích trên dưới 25 mét vuông.

Thông thường thì các kiến trúc sư sẽ phân bổ mỗi tầng theo một công năng khác nhau gồm có: phòng khách, phòng bếp + ăn, phòng ngủ, phòng thờ, sân phơi và các công trình phụ. 

Đặc điểm của các thiết kế nhà phố hiện nay

Đặc điểm của các thiết kế nhà phố hiện nay

Một lưu ý quan trọng trong các không gian nhà phố đó chính là phần cầu thang. Theo phong thủy thì cầu thang không khác gì chiếc “xương sống” của ngôi nhà dẫn linh khí, phúc khí bao trùm khắp không gian.

Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của các thành viên khi di chuyển, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.

Các phương án thiết kế lối thoát hiểm trong nhà phố

Ngoài những yêu cầu về mặt thẩm mỹ thì không gian nhà phố cũng cần đáp ứng được các yếu tố về an toàn cho người sử dụng. Dưới đây, SGO Làn sẽ giới thiệu tới bạn những lối thoát hiểm trong nhà phố phổ biến hiện nay.

Biến hóa ban công thành lối thoát hiểm trong nhà phố

Ban công lắp lưới

Ban công lắp lưới an toàn giúp thoát nạn dễ hơn

Một trong những lối thoát hiểm mà nhiều gia chủ thường lãng quên và không biết cách để tận dụng đó là ban công hoặc lô gia.

Ban công là không gian lấy sáng, lấy thoáng mang lại cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời, nếu xảy ra trường hợp nguy hiểm thì ban công, lô gia chính là nơi thoát hiểm hiện hữu trong ngôi nhà của bạn.

Nếu xảy ra hỏa hoạn thì các thành viên có thể di chuyển ra ban công để kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người hoặc duy trì sự sống. Do vậy hãy thiết kế ban công và lô gia của mình thật thoáng đãng, rộng rãi bạn nhé!

Thiết kế sân thượng và giếng trời làm nơi thoát hiểm

Giếng trời làm nơi thoát hiểm

Giếng trời vừa có tác dụng thẩm mỹ vừa làm nơi thoát hiểm

Không thể thiếu được trong những không gian nhà phố chính là phần sân phơi đồ, lấy sáng cho ngôi nhà. Ngoài ra thì không gian còn có thể thiết kế thành tiểu cảnh đẹp mắt với những chậu cây nhỏ xinh hoặc biến thành một khu vườn nơi trồng rau, phục vụ những bữa ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó thì phần sân thượng được coi như là một trong những lối thoát hiểm trong nhà phố. Gia chủ sẽ chạy lên sân thượng khi xảy ra hỏa hoạn, nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Hoặc các gia đình hàng xóm nếu thân thiết với nhau, cũng có thể thiết kế sân thượng có khả năng phá được, để di chuyển giữa các nhà, nhằm mục đích thoát thân.

Cầu thang thoát hiểm lên trên mái

Cửa lên mái - lối thoát hiểm trong nhà phố

Cửa lên mái - lối thoát hiểm trong nhà phố

 

Thông thường, với những thiết kế nhà phố thì phần sàn mái được làm phẳng để thuận tiện cho việc đặt bể nước phía trên. Không gian thường có phần thang kỹ thuật từ sân thượng hoặc một không gian nào đó trong nhà để lên mái.

Nếu biết tận dụng một cách thông minh thì chắc chắn đây sẽ là một trong những lối thoát hiểm trong nhà phố tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần phải trao đổi với đội ngũ kiến trúc sư và thợ thi công để lựa chọn mẫu thang thuận tiện nhất cho việc sử dụng.

Lối thoát hiểm trong nhà phố tại cửa chính

Cách bố trí lối thoáng hiểm thông qua hệ cửa

Cách bố trí lối thoáng hiểm thông qua hệ cửa

Với một không gian nhà phố hiện đại thì phần cửa chính thường được thi công gồm hai lớp. Ngoài phần cửa chính thì bên ngoài sẽ bố trí thêm hệ cửa xếp, cửa cuốn hoặc kéo ở bên ngoài,...

Đây là một biện pháp giúp ngôi nhà của bạn trở nên chắc chắn hơn. Thế những khi xảy ra những trường hợp không may sẽ khiến các thành viên trong gia đình khó có thể thoát thân hơn. 

Vì vậy nên nếu sử dụng cửa chính có hai lớp thì gia chủ hay chọn lựa thiết kế cửa có chốt khóa hiện đại, quy trình vận hành đơn giản. Trường hợp cửa có 1 lớp thì nên để cửa quay ra ngoài sẽ dễ dàng di chuyển hơn.

Nhà ống hiện nay thường thiết kế cửa chính gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài...

Tuy nhiên, thiết kế này về mặt phòng cháy chữa cháy không thuận lợi cho việc thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu bạn thiết kế cửa chính có hai lớp bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản. Trường hợp cửa chính nhà bạn có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.

SGO Land đã gửi tới bạn những phương án thiết kế lối thoát hiểm trong nhà phố thông minh, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét