Bất động sản phía Nam: “Ôm” hàng “lướt sóng”, nhà đầu tư kêu cứu vì không kịp xoay tiền
16/09/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Thực trạng đầu tư đất nền phía Nam
Mời gần đây, một lô đất nền tại thành phố Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh được chủ đất rao bán với giá 2.3 tỷ đồng/ lô. Thế nhưng chỉ sau vài ngày, xuất hiện nhiều thông tin được môi giới đăng tải với nội dung rằng lô đất đã được bán.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng gần 1 tuần sau, người mua lại thấy lô đất xuất hiện trên các sàn bất động sản với mức giá là 2.5 tỷ đồng/ lô.
Các tay săn "đất nền" chuẩn bị ráo riết cho cuộc chiến "lướt sóng"
Điều này chứng tỏ rằng, hiện tượng “ôm” hàng giá tốt để “lướt sóng” sinh lời tại thị trường phía Nam đang diễn ra. Không tự nhiên mà nhà đầu tư mạnh dạn “xuống tiền” mà đó chính là các đối tượng môi giới, khi nhận được mặt hàng giá tốt từ chủ đất đã “găm” hàng, nhằm mục đích lướt sóng hưởng chênh.
Tương tự như vậy, vào giữa tháng 8/2024, một lô đất cũng tại khu vực quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức được rao bán với giá 2.4 tỷ đồng/nền. Thế nhưng đến đầu tháng 9, lô đất được môi giới “rục rịch” đăng tin rao bán lên tới 2.8 tỷ đồng/nền. Và đương nhiên là không có khách hỏi mua.
Dự báo của chuyên gia bất động sản
Đáng chú ý, thị trường bất động sản phía Nam đang xuất hiện những thương vụ được cho là chủ đất rao bán gấp vì không kịp xoay tiền cọc. Nhiều nội dung, thông tin đăng tải dưới hình thức như: “chủ đất cần sang cọc gấp vì không xoay được tiền” xuất hiện.
Được biết rằng, đây đều là những người ôm hàng với mục đích lướt cọc nhưng không thành công. Càng gần đến ngày công chứng, họ không thể xoay sở được dòng tiền nên chuyển hướng thành rao bán cọc.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này đã trở lại tại một số khu vực vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Các lô đất hay nhà ở được bán giá với mức giá tốt (thường thấp hơn thị trường từ 20% - 30%) là sản phẩm yêu thích của nhà đầu tư.
Lợi dụng mức giá ưu đãi, nhà đầu tư sẽ mua vào rồi rao bán chênh trong một khoảng thời gian ngắn. Thế nhưng nhiều nhà đầu tư đã không tự lượng sức mình.
Họ không tính toán được tỷ lệ rủi ro cũng như không thể sử dụng các đòn bẩy tài chính hoặc không có khả năng xoay dòng tiền nên khi ôm những sản phẩm này, chẳng khác gì như đang “ôm bom”.
Lướt sóng bất động sản là hình thức đầu tư khá mạo hiểm
Theo nhận định của chuyên gia, khi thấy thị trường ám thị tín hiệu sức cầu, không ít nhà đầu tư đã kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng cũng như mức độ tăng giá của sản phẩm. Cá biệt, nhiều trường hợp, tài sản rao bán cả nằm trời nhưng nhà đầu tư không những không giảm giá mà vẫn tiếp tục tăng thêm hàng trăm triệu đồng mỗi lượt.
Trường hợp khác, khi nhà đầu tư gửi môi giới rao bán với giá thu về nhưng khi thấy mặt hàng được nhiều người săn đón, chủ đất đã “rút hàng” và tăng giá thêm hàng trăm triệu đồng. Hiện tượng nhà đầu tư ôm hàng chờ giá tốt để lướt cọc là điều không khó hiểu trong bối cảnh thị trường đang ấm dần lên như hiện nay.
Chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, việc nhà đầu tư không có sẵn tiền mặt để tham gia thị trường vào thời điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường hiện đang trong giai đoạn phục hồi sau một thời gian biến động mạnh, thanh khoản chưa ổn định.
Điều này có nghĩa là lượng tiền giao dịch trên thị trường chưa nhiều, dẫn đến việc khó mua hoặc bán cổ phiếu một cách nhanh chóng với giá mong muốn.
Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá thận trọng. Sau những biến động gần đây, nhiều người lo ngại về rủi ro mất vốn và chỉ muốn đứng ngoài quan sát.
Trong bối cảnh này, việc ôm hàng và kỳ vọng lãi lớn từ những biến động giá ngắn hạn là điều không nên. Nhà đầu tư cần có một kế hoạch đầu tư rõ ràng, lựa chọn những cổ phiếu cơ bản, có triển vọng lâu dài và sẵn sàng nắm giữ trong thời gian dài.