Bảng giá đất mới: 5 huyện lên quận tại Hà Nội có giá đất tăng gấp 3 lần

25/12/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Giá đất tại các quận sau khi điều chỉnh bảng giá đất mới

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành bảng giá đất mới điều chỉnh, có hiệu lực áp dụng từ ngày 20/12 đến hết ngày 31/12/2025. So với giá đất cũ thì bảng giá đất hiện tại được điều chỉnh tăng từ 2 - 6 lần, khiến cho nhiều khách hàng và chủ đầu tư bất ngờ.

Đáng chú ý, bảng giá đất mới cao nhất của thành phố hiện đang thuộc về quận Hoàn Kiếm - trung tâm thủ đô với mức 695.3 triệu đồng/m2. Giá áp dụng cho thửa đất giáp mặt đường lớn tại một loạt tuyến đường của quận. 

Bảng giá đất mới tại các quận Hà Nội

Bảng giá đất mới tại các quận tăng lên đến từ 2 - 6 lần

Chẳng hạn, đường Trần Hưng Đạo (từ Trần Thánh Tông - Lê Duẩn) trước đó có giá cao nhất là 114 triệu đồng/m2 nhưng sau khi có bảng giá mới, thì mức giá đã tăng lên gấp 6 lần, chạm mốc 695.3 triệu đồng/m2. 

Đoạn đường Nhà Thờ cũng có mức tăng rõ rệt từ 125.4 triệu đồng/m2 đến 695. 3 triệu đồng/ m2, gấp 5.5 lần. Đoạn đường Hai Bà Trưng cũng có giá lên đến 695.3 triệu đồng/m2 sau điều chỉnh. 

Mức giá trên cũng được áp dụng cho các tuyến đường như Hàng Đào, Hàng Khay, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ và Lý Thường Kiệt. 

Giá đất tại các huyện sau khi điều chỉnh bảng giá đất mới

Ngoài diễn biến tăng trong bảng giá đất mới tại các quận, các huyện có quy hoạch lên quận trong giai đoạn 2021 - 2025 như: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh và Hoài Đức, Đan Phượng đều có sự tăng trưởng.

Huyện Thanh Trì, vốn được biết đến với không gian sống yên bình, lại sở hữu những khu đất "vàng" có giá trị lên đến 116,9 triệu đồng/m2 sau khi được điều chỉnh về bảng giá. Sự phát triển hạ tầng giao thông, cùng với việc quy hoạch nhiều khu đô thị mới và các dự án lớn tại Thanh Trì đã đẩy giá đất tại đây lên mức cao kỷ lục. 

Đặc biệt, các tuyến đường Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm và Phạm Tu, với vị trí đắc địa và kết nối thuận tiện, đã trở thành "điểm nóng" của thị trường bất động sản, vượt qua tất cả các huyện khác của Hà Nội để nắm giữ mức giá cao nhất sau đợt điều chỉnh mới nhất. 

Chính vì vậy, khi sở hữu đất nền tại khu vực này, nhà đầu tư không những có một khoản đầu tư sinh lời mà còn được tận hưởng cuộc sống hiện đại, tiện nghi và yên bình.

Diễn biến giá đất nền tại các huyện sau khi có bảng giá đất mới

Diễn biến đất nền tại các huyện sau khi có bảng giá đất mới áp dụng

Tiếp sau đó là huyện Gia Lâm với mức giá lên tới 68 triệu đồng/m2 được ghi nhận tại đường Hà Huy Tập, gấp 2.9 lần so với bảng giá cũ. Tại đường Nguyễn Đức Thuận, thuộc địa bàn thị trấn Trâu Quỳ cũng được điều chỉnh lên mức 65 triệu đồng/m2, gấp 3 lần so với bảng giá cũ.

Một con đường khác cũng có mức giá gấp 3 lần so với bảng giá cũng đó chính là đường Ngô Xuân Quảng với giá 61 triệu đồng/m2. 

Huyện Hoài Đức xếp thứ 3 với mức giá cao nhất từ 51 triệu đồng - 53 triệu đồng/m2, tại các đoạn như đường Vạn Xuân, đại lộ Thăng Long.

Không kém cạnh, tại huyện Đông Anh, đoạn đường Cao Lỗ qua thị trấn Đông Anh và quốc lộ 3 là hai tuyến đường có tốc độ tăng giá nhanh nhất, gấp 3 lần tương đương khoảng 46 triệu đồng/ m2. 

Cuối cùng tại huyện Đan Phượng, đoạn đường từ Hoài Đức đến ngã ba tượng đài có mức giá cao nhất khoảng hơn 46 triệu đồng/ m2. Đoạn từ tượng đài đến hết thị trấn Phùng ghi nhận khoảng 44 triệu đồng/m2. 

Theo kế hoạch, Thành ủy Hà Nội sẽ phát triển 5 huyện lên thành quận trong khoảng từ 2021 - 2025 bao gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng; tiếp sau đó là 3 huyện: Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.

Đây là cơ hội hiếm có cho các nhà đầu tư “đón đầu” để sở hữu các sản phẩm với dư địa và tiềm năng tăng giá trong tương lai. Hãy cùng theo dõi trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi để “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích và kinh nghiệm đầu tư quý báu được đúc kết từ các chuyên gia nhé!

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét