Nhà tái định cư ở Hà Nội “mạnh mẽ” tăng giá dù là hàng “second-hand”
19/06/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Ngỡ ngàng giá rao bán nhà tái định cư cũ tăng
Trên địa bàn Hà Nội thì không khó để người dân có thể tìm kiếm được một dự án nhà ở tái định cư. Và thị trường giao dịch, sang nhượng loại sản phẩm này cũng diễn ra vô cùng sôi nổi kể từ khi căn hộ chung cư có dấu hiệu tăng giá.
Tại khu đô thị Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai), chúng tôi ghi nhận nhiều căn nhà tái định cư ở đây đã được rao bán với mức giá dao động trong khoảng từ 33 đến 37 triệu đồng trên một mét vuông.
Thế nhưng đây không phải là những căn hộ mới hoặc được đưa vào sử dụng thời gian gần đây mà là đã có tuổi thọ lên tới hơn 10 năm. Trải qua 10 năm sử dụng thế nhưng giá nhà không hề giảm mà lại có xu hướng lập đỉnh, cao hơn từ 30% - 35% so với giá bán vào quý III năm 2023.
Với một phép tính đơn giản, ta đã có thể tính nhanh rằng nếu một ngôi nhà tái định cư có diện tích 73m2, công năng bố trí gồm 3 phòng ngủ, đơn giá là 36.5 triệu đồng/m2 thì tổng mức giá rao bán là gần 3 tỷ đồng.
Nhà ở tái định cư có giá ngang ngửa chung cư
Con số này được đánh giá là ngang ngửa với các căn hộ nhà ở thương mại trong cùng khu vực? Vậy thì liệu sự tăng giá nhanh như “vũ bão” này có hoàn toàn hợp lý? Câu trả lời sẽ nằm ở tư duy và đánh giá của mỗi người.
Đơn cử như tại một số dự án nhà ở thương mại của huyện Thanh Trì, mức giá rao bán cũng tăng, nhưng chỉ khoảng từ 11% - 17% so với quý III năm ngoái. Cụ thể là:
- Căn hộ tại chung cư Hateco Hoàng Mai rao bán với giá 43 triệu đồng/m2.
- Căn hộ tại chung cư Tecco Skyville rao bán với giá 37 triệu đồng/m2.
Theo báo cáo thị trường của một đơn vị nghiên cứu bất động sản uy tín, trong tháng 4 vừa qua, mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm chung cư tại Hà Nội đã giảm rõ rệt.
Lượng đăng tin cũng giảm mạnh. Thế nhưng nghịch lý là mức giá căn hộ vẫn neo cao, khiến nhiều người tự hỏi: “Liệu bao giờ giá căn hộ mới giảm?”.
So với quý I năm 2024 thì giá căn hộ thuộc phân khúc cao cấp tăng hơn 3%, phân khúc trung cấp là 5% và phân khúc bình dân là 12%.
Mặc cho nguồn cung sản phẩm khan hiếm như “nước trong sa mạc” thì thị trường lại chỉ tập trung các dự án mới ở phân khúc hạng sang và cao cấp.
Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng nhanh, mạnh và bền bỉ trong thời gian qua. Không chỉ tại huyện Thanh Trì mà các quận, huyện khác cũng có mức giá nhà tái định cư tăng nhang, ngang bằng với loại hình nhà ở thương mại.
Nhà ở tái định cư cũ tại Hà Nội, nơi thì tăng giá, nơi thì bỏ hoang
Liệu nhà tái định cư có thể giảm giá không?
Thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn sẽ là một ẩn số mà không chỉ khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng lao đao. Mà ngay cả những chuyên gia bất động sản cũng khó có thể đưa ra được ý kiến và nhận xét về tình hình cũng như diễn biến tiếp theo của các sản phẩm.
Trong thời gian tới, khí các quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực để cải thiện được “sức khỏe” cũng như chất lượng của thị trường, giúp các sản phẩm phát triển bền vững, minh bạch.
Nhà tái định cư cũng là một trong những sản phẩm được chú trọng nhất. Và số lượng nhà đầu tư đáp ứng được những yêu cầu “khắt khe” để triển khai dự án sẽ còn giảm thêm nữa, dẫn tới nguồn cũng không có dấu hiệu tăng.
Thị trường khan hiếm sản phẩm trong khi nhu cầu nhà ở vẫn luôn tồn tại song song, yêu cầu các cấp ban, ngành phải giải quyết thật nhanh và triệt để. Đặc biệt là địa bàn các đô thị lớn thì vấn đề về nhà ở cần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Vì vậy, nếu như khách hàng cứ tiếp tục “ôm mơ” và hy vọng giá nhà nói chung, giá chung cư hay nhà tái định cư giảm sẽ là một điều rất khó.
Nhà tái định cư liệu có giảm giá trong tương lai
Nếu như quan sát tình hình thị trường ngay từ những bước đầu thì chúng ta đều thấy rằng giá chung cư đã có xu hướng tăng 21 quý liên tiếp. Thị trường Hà Nội trong 1 tháng trở lại đây có thể giảm “sức nóng” về số lượng giao dịch nhưng để giảm giá trong thời gian ngắn thì là điều bất khả thi.
Bởi nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các dự án sẽ phải đối mặt với nguồn tắc nghẽn về pháp lý. Những vướng mắc này không thể giải quyết trong ngày 1, ngày 2 được.
Theo các chuyên gia thì một dự án nhà ở trung bình sẽ cần ít nhất 5 năm kể từ lúc triển khai thủ tục đầu tư đến khi xây dựng, chào bán và đưa vào vận hành, quản lý cư dân sinh sống.
Nguồn cung sản phẩm trong thời gian tới được các chuyên gia dự báo là sẽ cải thiện thế nhưng tốc độ và tần suất không cao.
Giải quyết được nguồn cung sẽ là bài toán khó của thị trường đòi hỏi các nhân tố như: Chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người mua phải chung tay vào cuộc.
Từ đó tạo cơ hội sở hữu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người dân ở những đô thị lớn để họ yên tâm sinh sống, học tập và làm việc.