Tìm kiếm nguồn trợ lực cho bất động sản nghỉ dưỡng “xanh” trở lại

26/06/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Nhiều yếu tố hợp lực hỗ trợ

Theo thống kế đến hết năm 2023 thì cả nước đang có 3.165 sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Nếu so sánh với năm 2022 thì số lượng dự án giảm khoảng 80%. Lượng giao dịch thành công cũng chưa phục hồi như mong muốn và hy vọng của người mua và người bán với 726 giao dịch thành công. 

Đa số vấn đề các dự án gặp phải là do vướng mắc về pháp lý nên nguồn cung bị chững lại, không thể bung ra thị trường. Hơn nữa các sản phẩm tồn kho đa số thuộc phân khúc cao cấp, sang trọng, có giá trị lớn.

Khi phân khúc này phải trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm cắt lỗ được nhà đầu tư thu mua trước đó. Mặt hàng thứ cấp cũng không “khá khẩm” hơn khi mức giá đã “trượt dài” mà còn khó thanh quản. Các sản phẩm này bao gồm: biệt thự biển, shophouse nghỉ dưỡng,... và một số loại hình khác.

Hiện nay, khi sắp hết quý II năm 2024 thì các phân khúc bất động sản khác đều đang “rục rịch” phục hồi thì riêng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể “tan băng” để “ra khơi”. Tình trạng “ảm đạm” kéo dài khiến cả người mua và người bán đều ngao ngán.

Tình trạng này trái ngược với việc ngành du lịch - một trong những yếu tố được coi là “bàn đạp” cho sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng đang tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Mức tăng được cho là gần ngang với “thời hoàng kim” - năm 2019, khi mà chưa xảy ra dịch bệnh Covid 19.  

Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, trái ngược với sự

Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, trái ngược với sự "ảm đạm" của BĐS nghỉ dưỡng

Chẳng hạn như, đến hết tháng 5 năm 2024 thì lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là khoảng 3.14 triệu người. Con số thống kê này tăng khoảng 52.6% so với 5 tháng đầu năm của 2023 khi chỉ có 2.21 triệu lượt khách quốc tế có lưu trú.

Đặc biệt, theo Quyết nghị 147 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” thì việc du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ tạo hấp lực vô cùng lớn cho bất động sản nghỉ dưỡng.

Các chủ đầu tư sẽ có cơ sở và hy vọng để đẩy nhanh tiến độ dự án, “bơm” tiền cho các sản phẩm của mình và tiến vào đường đua chung với sự phục hồi của các loại hình sản phẩm khác. 

Một trong những yếu tố khác được các chuyên giá đánh giá là tin tưởng cho sự phát triển trở lại của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đó chính là việc Chính Phủ đang hoàn thiện khung pháp lý kết hợp cùng công bố quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tiến độ thi công, mở bán.

Nghị định 10/2023/NĐ-CP về tháo gỡ những vướng mắc khi cấp sổ hồng cho các sản phẩm: condotel, officetel,...khi đạt độ “chín” nhất định sẽ giúp cho du lịch nghỉ dưỡng bứt phát trở lại, kéo theo sự trỗi dậy của các loại hình bất động sản liên quan.

Hiệp hội bất động sản Việt Nam hi vọng rằng, nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng trong năm 2024 sẽ tăng khoảng 20%.

Trong đó thì các căn hộ ven biển được kỳ vọng là “xương sống” chính của phân khúc này. Sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của khách du lịch trong và ngoài nước, vừa có thể cho thuê để tạo dòng tiền xoay vòng.

Các căn hộ ven biển luôn thu hút được lượng khách và nhà đầu tư đông đảo

Các căn hộ ven biển luôn thu hút được lượng khách và nhà đầu tư đông đảo

Các chuyên gia đều đưa ra một cái nhìn khả quan về loại hình BĐS này. Họ cho rằng, tiềm năng phát triển của sản phẩm này trong tương lai là rất lớn, khi nguồn cầu du lịch tiếp tục tăng cao với lượng khách quốc tế đông đảo.

Du lịch “ấm lên” chính là chiếc đòn bẩy để bất động sản du lịch khởi sắc.

Hướng đi bền vững cho bất động sản nghỉ dưỡng

Ngoài việc tận dụng trợ lực để phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng thì việc tìm hướng đi bền vững cho phân khúc này cũng cần được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm.

Trước tiên thì chủ đầu tư cần chú trọng và quy hoạch cũng như mô hình phát triển dự án, nhằm bảo vệ được những giá trị thiên nhiên bền vững. Bên cạnh đó là việc đem tới cho khách hàng những trải nghiệm mới và sản phẩm giải quyết trực tiếp nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm, dịch vụ cần được đa dạng hóa, đáp ứng yêu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau, từ biệt thự ven biển sang trọng đến căn hộ nghỉ dưỡng nhỏ gọn, tiện ích.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, một trong những yếu tố để sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng của doanh nghiệp có thể phục hồi, trụ vững và phát triển mạnh trên thị trường đó chính là yếu tố “xanh”. 

Nhận thức cũng tư duy của con người ngày càng đổi mới, họ thường có xu hướng lựa chọn các dự án thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều nguyên vật từ tự nhiên, giảm thiểu tác hại tới sức khỏe của con người.

Những dự án có mật độ xây dựng thấp, mật độ phủ xanh cao còn có tiềm năng phát triển và tăng giá trong tương lai. 

Bất động sản nghỉ dưỡng theo lối sống xanh

Bất động sản nghỉ dưỡng theo lối sống xanh - Ảnh minh họa

Không chỉ chuyên gia và người bán mà người mua cũng bày tỏ sự kỳ vọng về tương lai tươi sáng của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng.

Với khá nhiều yếu tố tạo đà như: lượng khách du lịch tăng, bất động sản hưởng lợi từ tiêu dùng của du khách hay sự ra đời của các chương trình du lịch hấp dẫn,...phân khúc này sẽ có sự tăng trưởng rõ ràng trong tương lai.

“Chậm mà chắc” là nhận định được nhiều chuyên gia dùng để nhận xét về tiềm năng phát triển của loại hình này. Bất động sản du lịch hiện nay đang có nhiều điểm thuận lợi cả phía cung và phía cầu, cũng như giá bán. Do đó, kỳ vọng phân khúc này sẽ chuyển biến tốt hơn trong năm 2024 so với năm 2023 là hoàn toàn có thể.

Để có thể nắm bắt được nhu cầu thực của khách hàng, doanh nghiệp và chủ đầu tư cần phải nắm bắt đúng nhu cầu thực của khách hàng để đưa ra sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng phù hợp nhất.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét