Nhà ở xa trung tâm: Giải pháp an cư cho người thu nhập thấp thời điểm này
12/02/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở
Bạn có đang mơ ước sở hữu một căn nhà tại Hà Nội? Nhưng những con số thống kê từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) lại cho thấy một thực tế đáng báo động:
Mức thu nhập cần thiết để sở hữu một ngôi nhà trung bình ở Hà Nội đang cao hơn gấp 2,3 đến 10 lần so với thu nhập bình quân của các hộ gia đình tại đây. Đương nhiên, khi giá nhà tăng cao sẽ khiến cho ước mơ được an cư ngày càng xa với khỏi tầm với của người lao động, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp.
Nếu như tính theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động Hà Nội trong quý 3 năm 2024 là 10,7 triệu đồng.
Vì vậy, nếu một hộ gia đình có 4 thành viên và 2 người trong độ tuổi lao động, tổng thu nhập của họ chỉ khoảng 21,4 triệu đồng/tháng.
Chênh lệch giữa thu nhập của người dân và giá nhà ở ngày càng sâu sắc
Tuy nhiên, với giá căn hộ sơ cấp trung bình đã lên tới 70 triệu đồng/m2 trong năm 2024, và các dự án mới mở bán đều có giá từ 60 triệu đồng/m2 trở lên, thì để mua được một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần phải có thu nhập tối thiểu từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí khu vực.
Sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập thực tế và giá nhà đã tạo ra một rào cản khổng lồ, biến việc sở hữu nhà ở tại Hà Nội không chỉ là một thách thức mà còn là điều không thể đối với phần lớn các gia đình có thu nhập trung bình, thậm chí là khá.
Trong bối cảnh giá nhà "trên trời" như hiện nay, nhiều người đang dần chuyển hướng sang tìm kiếm các giải pháp nhà ở thay thế. Và một trong những lựa chọn đang được quan tâm đó chính là nhà ở xa trung tâm.
Tại tọa đàm "Bất động sản năm 2025 - Tìm kiếm cơ hội trong thách thức", ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa đẩy giá nhà lên cao ngất ngưởng.
Điều này càng khẳng định rằng, việc tìm kiếm nhà ở xa trung tâm có thể là một hướng đi đúng đắn để giải quyết bài toán nhà ở cho nhiều người, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản đầy thách thức như hiện nay.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do quỹ đất ngày nay đã quá hạn hẹp trong khi các sản phẩm lại không đa dạng, khiến người dân không có nhiều sự lựa chọn. Một phần khác là do vấn đề giao thông đối với dự án chưa được kết nối và xử lý đồng bộ, kịp thời.
Chuyên gia nhấn mạnh, với tình trạng tắc đường như hiện nay, không người dân nào muốn phải dành thời gian từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ đi di chuyển từ khu vực ngoại thành vào vùng trung tâm để học tập và làm việc.
Lựa chọn nhà ở xa trung tâm - Lời giải cho bài toán an cư của người thu nhập thấp
Thời gian trước, “làn sóng” người dân đổ xô về các khu đô thị như Ecopark để tận hưởng không gian sống xanh và gần gũi thiên nhiên.
Tuy nhiên, ngay sau đó, không ít người đã quay trở lại trung tâm thành phố do không thể kiểm soát và cân bằng được gánh nặng thì việc phải bỏ ra quá nhiều thời gian di chuyển.
Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay thì liệu nhà ở xa trung tâm có thực sự là lựa chọn lý tưởng của người dân hay chỉ là một trào lưu nhất thời?
Để giải quyết tình trạng này, chuyên gia đã đề xuất những giải pháp mang tính vĩ mô. Cụ thể, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò chủ động trong việc phát triển quỹ đất nội đô và có quy hoạch rõ ràng đối với hệ thống giao thông để giảm thiểu tối đa tình trạng tắc đường.
Cần cải thiện nhiều yếu tố để nhà ở xa trung tâm là lựa chọn hàng đầu cho người thu nhập thấp
Sự tham gia của chủ thể Nhà nước được kỳ vọng sẽ tác động trực tiếp đến giá nhà, khiến cho thị trường bất động sản phần nào được “hạ nhiệt”.
Bên cạnh đó, việc phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội cũng được xem là một hướng đi chiến lược. Việc giãn dân từ trung tâm ra các khu vực ngoại thành sẽ giúp giảm áp lực lên nguồn cung nhà ở trung tâm, từ đó góp phần ổn định giá cả. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi thời gian và sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng.
Vậy, khi nào là thời điểm thích hợp để mua nhà? Chuyên gia bày tỏ góc nhìn thực tế, cho rằng quyết định mua nhà phụ thuộc vào vị thế của người mua. Với nhà đầu tư, tâm lý thường thấy là "mua khi giá cao", với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Ngược lại, người mua nhà để ở thường có xu hướng chờ đợi giá nhà "hạ nhiệt" rồi mới quyết định "xuống tiền".
"Theo tôi, đối với những người có thu nhập trung bình và thấp, việc cân nhắc mua nhà ở xa trung tâm, cách trung tâm khoảng 15-20km ở thời điểm hiện tại là một lựa chọn hợp lý nhất," Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai nhấn mạnh.
Lời khuyên này đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh giá nhà trung tâm ngày càng vượt quá khả năng chi trả của nhiều người.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cũng thừa nhận nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn, đặc biệt là tại khu vực trung tâm đô thị, nơi giá nhà đã trở nên quá cao.
Chuyên gia cho rằng người dân là nên tìm kiếm các khu đô thị mới với hạ tầng kết nối và giao thông đồng bộ để lựa chọn nhà ở", ông Đính chia sẻ.
Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông kết nối đang được đẩy mạnh tại cả TP.HCM và Hà Nội, mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển các khu đô thị vệ tinh và nhà ở ngoại thành.
Các tỉnh thành như Hải Phòng, Nam Định cũng đang nổi lên như những điểm đến tiềm năng nhờ hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ.
Với những thông tin mà SGO Land cung cấp trong bài viết này, hy vọng khách hàng và nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan hơn đối với thị trường hiện nay và lựa chọn được thời điểm “xuống tiền” phù hợp để an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống.
