Dự báo dòng tiền "ùn ứ" trong nội thành sẽ chảy về bất động sản ngoại thành đầu năm 2025

22/08/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Xu hướng chuyển dịch dòng tiền bất động sản

Với những diễn biến lên xuống bất thường của thị trường bất động sản hiện nay, không khó để nhận ra ai là nhà đầu tư sáng suốt. Để bàn về sự dịch chuyển của dòng tiền, khách hàng và nhà đầu tư cần phải nhận định và phân tích cụ thể thực trạng của thị trường bất động sản. Cụ thể như sau:

Trong 3 năm qua, giá chung cư Hà Nội đã tăng phi mã mà không hề “ngoảnh đầu lại” , tương đương với khoảng 25%/năm. Tức là, nếu nhà đầu tư mua bán căn hộ vào thời điểm năm 2021 thì đến nay, sản phẩm trong tay họ đã có thể bán lại với giá gấp đôi.

Không những vậy, giá sản phẩm bất động sản thấp tầng cũng mạnh mẽ tăng giá, tuy không “sốc” như giá chung cư nhưng cũng được các chuyên gia đánh giá là vô cùng cao.

Gía chung cư tăng cao trong 3 năm liên tiếp

Giá chung cư tăng cao trong 3 năm liên tiếp

Vừa qua, tại một số huyện huyện ngoại thành Hà Nội đã tổ chức các phiên đấu giá. Điều đáng nói là mức giá trúng thầu khá chấn động khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ví dụ như giá đất ở khu vực Hoài Đức lên tới 133 triệu đồng/m2 hay như ở Thanh Oai, có những sản phẩm trúng giá tăng gấp 7 - 8 lần so với giá khởi điểm.

Không thể phủ nhận rằng, những nhà đầu tư giao dịch thành công thời gian qua, nếu nhắm tới sản phẩm nhà ở đều là người đã có bất động sản riêng, mua thêm căn thứ 2, thứ 3. 

Nguyên nhân mà chuyên gia bất động sản dùng để lý giải diễn biến trên là do dòng tiền đầu tư đang tập trung quá nhiều vào nội đô, bỏ quên các khu vực tiềm năng khác.

Ý kiến nhận định của chuyên gia

Chuyên gia cho rằng thì thị trường bất động sản Hà Nội hiện đang rất giống với thành phố Hồ Chí Minh ba năm trước khi hàng loạt sản phẩm: chung cư, nhà ở thấp tầng quận 9 và nhà đất vùng ven thành phố cũng tăng phi mã.

Thế nhưng đến nay, thị trường đã từng sôi động này lại đang “hạ nhiệt” và có phần trầm lắng. 

Tương tự, tại Hà Nội, sau khi giới đầu tư và khách hàng bị “choáng ngợp” bởi những phiên đấu giá khủng vừa qua thì rất nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về tính minh bạch, trong sạch của các “cuộc chiến giá” nảy lửa này.

Chuyên gia cho rằng, mức giá trúng thầu thực chất là giá ảo. Phần lớn lỗi là ở khâu định giá khởi điểm ban đầu. Lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong quy định khi chỉ yêu cầu người tham gia cọc 20% giá trị lô đất ban đầu, giới đầu cơ đã “náo loạn”, gây nhiễu thị trường bất động sản.

Và đương nhiên, nếu dòng tiền đầu tư chảy sai chỗ sẽ dẫn tới hình thành bong bóng giá ảo, “sốt” đất cục bộ. Và người bị liên lụy và ảnh hưởng không ai khác chính là nhà đầu tư chân chính và khách hàng có nhu cầu thực.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra điểm sáng trong bức tranh đầu tư, đó là tiền chảy tới đâu thì bất động sản sẽ phát triển, kéo theo tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Vì vậy nếu biết nắm bắt thời cơ lý tưởng, có kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa trên sự chuyển dịch dòng tiền thì nhà đầu tư vẫn có thể thu về cho mình được nguồn lợi đáng kể.

Đầu tư bất động sản ở khu vực ngoại thành giúp dòng tiền

Đầu tư bất động sản ở khu vực ngoại thành giúp dòng tiền "phá băng" sau những ngày tháng "ùn ứ" tại khu vực nội đô

Chuyên gia đã nhấn mạnh dấu hiệu nhận biết rằng dòng tiền đã ùn ứ quá lâu trong các sản phẩm bất động sản khu vực nội thành đó là giá chung cư, thấp tầng, đất thổ cư tăng vọt. Giá tăng vô lý, không có cơ sở và vượt ngoài sự kỳ vọng của chủ sở hữu bất động sản.

Và đó cũng chính là lúc mà nhà đầu tư cần tỉnh táo và ý thức được xu hướng của thị trường sẽ khó tăng thêm nữa. 

Những nhà đầu tư có đủ tiền để giao dịch thời gian qua đều sở hữu nền tảng kinh tế vững chãi, mong muốn tìm thêm sản phẩm để đầu tư. Chính điều này khiến cho cơ hội sở hữu nhà ở của những người lao động trở nên khó khăn hơn. Người trẻ tại thủ đô sẽ không biết phải cố gắng ra sao để hiện thực hóa giấc mơ “an cư lập nghiệp” của mình.

Thị trường bất động sản Hà Nội đang thiếu vắng một mảnh ghép quan trọng: căn hộ giá từ 40-45 triệu đồng/m2. Giống như một bức tranh thiếu màu sắc, thị trường nay bỗng trở nên đơn điệu và thiếu sự lựa chọn cho người mua nhà.

Nguyên nhân chính được Tổng giám đốc BHS chỉ ra là do sự tập trung quá lớn nguồn cung vào tay một số ít chủ đầu tư, tạo ra một "cuộc chơi" mà người mua nhà khó có thể tham gia.

Trong một thị trường bất động sản đầy rẫy những bất ổn về pháp lý, các dự án đấu giá nhà nước đang nổi lên như những “ngôi sao mới”'.

Với tính pháp lý rõ ràng, chúng là “bến đỗ an toàn” cho dòng tiền đang tìm kiếm cơ hội đầu tư hiệu quả. Chuyên gia  cho rằng đây là xu hướng tất yếu khi mà các nhà đầu tư ngày càng thận trọng và ưu tiên lựa chọn những dự án có tính minh bạch cao.

Thị trường bất động sản Hà Nội sắp tới hứa hẹn sẽ là một cuộc chiến khốc liệt, nơi chỉ những "đại gia" với nguồn vốn "khủng" từ 15 tỷ đồng trở lên mới có thể tham gia. 

Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh thành khác là một lựa chọn sáng suốt. Bởi lẽ, xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi Hà Nội là không thể tránh khỏi, có thể bắt đầu từ cuối năm 2024.

Tuy nhiên, cũng tùy theo định hướng và tầm nhìn riêng mà mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn rời đi sớm hay vẫn ở lại thị trường nội đô cho an toàn.

Việc phân tán dòng tiền đầu tư ra khỏi Hà Nội không chỉ là cơ hội cho các thị trường mới mà còn là trách nhiệm của toàn bộ ngành bất động sản, từ các chuyên viên bán hàng đến các sàn phân phối.

Bằng cách giới thiệu và hỗ trợ khách hàng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các tỉnh thành khác, các đơn vị tư vấn và phân phối góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng đều của cả nước, từ việc hoàn thiện hạ tầng đến nâng cao đời sống của người dân.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét