Bất động sản Hải Phòng: Dẫn đầu cả nước về tốc độ triển khai nhà ở xã hội
14/09/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Tình hình phát triển nhà ở xã hội ở Hải Phòng
Theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong khi hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn yêu cầu một lượng lớn nhà ở xã hội thì số lượng dự án lại hạn chế. Trong khi đó, Hải Phòng lại là địa phương dẫn đầu về triển khai dự án nhà ở xã hội.
Hải Phòng đã xóa bỏ nhận định rằng nhà ở xã hội là kém chất lượng. Thành phố mang đến cho người dân những dự án 3 tốt “vị trí tốt - chất lượng tốt - giá cả tốt”.
Cụ thể, theo Điều án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, Hải Phòng được giao hoàn thành 33.500 căn từ nay đến năm 2030. Các giai đoạn cụ thể như sau:
- Từ năm 2021 - 2025: hoàn thành 15.400 căn;
- Từ năm 2026 - 2030: hoàn thành 18.100 căn.
Thế nhưng từ năm 2022 đến nay, Hải Phòng đã khởi công và đang xây dựng được 9 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố với tổng số căn lên đến 15.000 sản phẩm. Dự báo trong năm 2025 sắp tới, thành phố sẽ hoàn thành xong phần thô, đạt chỉ tiêu giai đoạn đầu 2021 - 2025 là 15.400 căn.
Dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng giúp người dân nâng cao mức sống, thay đổi diện mạo thành phố
Hiện nay, trên địa bàn thành phố hoa phượng đỏ đang có 21 dự án được chủ trường đầu tư hoặc chuẩn bị khởi công, ước tính quy mô lên tới 20.400 căn. Với tốc độ như hiện nay thì số lượng căn sẽ được dự kiến hoàn thành hoặc đưa ra thị trường từ nay đến năm 2023, sẵn sàng hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 2 là 18.100 căn nhà ở xã hội cho người lao động.
Ngoài ra, thành phố còn chủ trương, quy hoạch, bố trí quỹ đất lên tới 500 ha với 42 địa điểm để tiếp tục “nối dài” những dự án nhà ở xã hội.
Như vậy, các chuyên gia dự đoán rằng, với nền tảng chính sách vững chắc cùng với các chương trình ưu đãi cho chủ đầu tư và người mua thì thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục phát huy được kết quả đã đạt được, có khả năng sớm vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội trước năm 2030.
Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, Hải Phòng là điểm sáng trong việc phát triển nhà ở xã hội. Những sản phẩm đã xóa bỏ “định kiến” là nhà ở giá rẻ, chất lượng thấp, không nên ở.
Nhìn nhận thực trạng phát triển mô hình nhà ở xã hội ở Hải Phòng, các thành phố, địa phương có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm về phát triển loại hình nhà ở này như sau:
Các dự án nhà ở xã hội cần đáp ứng quy định tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng, thiết kế, cũng như vị trí để đáp ứng yêu cầu của cư dân. Vị trí dự án nên được xây dựng ở vùng lân cận nội đô (do quỹ đất trung tâm khá hiếm) hay xây dựng ở giữa các khu công nghiệp, nhà máy, khu công nghệ chất lượng cao.
Kinh nghiệm thứ 2 đó là về việc cung cấp tiện ích không gian đồng bộ. Cái khó ở đây chính là doanh nghiệp làm sao vừa có thể cân đối giữa kinh phí đầu tư nhưng vẫn phải mang tới một không gian sống có đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội với chất lượng tiệm cận, thậm chí có thể hơn nhà ở thương mại để người lao động thu nhập trung bình thấp dễ dàng chi trả.
Để có thể làm tốt được vấn đề này một phần rất lớn ở sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ và Chính quyền trong chỉ đạo hàng loạt giải pháp mang tính cụ thể, trọng tâm. Ví dụ như, thời gian vừa qua, Hải Phòng đã cho ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển nhà ở xã hội với quan niệm kiên quyết, nhà ở xã hội phải đạt 3 tốt: vị trí tốt, chất lượng tốt và giá cả tốt.
Kinh nghiệm quý báu trong phát triển mô hình nhà ở xã hội
Ví dụ như tại Hải Phòng, thành phố ưu tiên dành quỹ đất vị trí đẹp trong nội đô hoặc gần nội đô để đầu tư về kỹ thuật cơ sở hạ tầng, sẵn sàng cho việc xây dựng dự án sau này.
Kinh nghiệm thứ 3 để phát triển nhà ở xã hội đó là cần phải lựa chọn đúng, trúng các nhà thầu có năng lực và tiềm năng kinh tế, phát triển nhanh. Hiệu quả phê duyệt trên nền tảng các dự án được đảm bảo trong quá trình thẩm định, triển khai thủ tục pháp lý nhanh nhờ sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền.
Không thể thiếu được đó chính là kinh nghiệm về ngăn chặn trục lợi chính sách, đặc biệt là với những dự án nhà ở xã hội. Các địa phương cần công khai về cả quy trình, giá cả, tiêu chuẩn và chính sách đối với người mua; nghiêm cấm tình trạng lợi dụng quan hệ gây phiền hà cho người có nhu cầu.
Cuối cùng, theo chủ tịch Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam, để phòng ngừa tình trạng “đắp chiếu” bỏ hoang của các dự án nhà ở xã hội, gây lãng phí thì cần phải công khai kết quả thống kê nhu cầu, khả năng chi trả của người dân.
Nếu phát triển nhà ở xã hội quá nhanh, “ồ ạt” thì cũng cần phải cân đối lại để đảm bảo hiệu quả dự án, tránh tình trạng lãng phí không tiêu thụ hết.
Để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác liên quan đến bất động sản, mời bạn cùng tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo trên nền tảng của SGO Land nhé!