Đề xuất thu thuế nhà đất bỏ hoang, đặc biệt là với chủ đầu tư "lướt sóng", sở hữu nhiều bất động sản

26/09/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Đề xuất áp dụng thu đối với các trường hợp thuế nhà đất đặc biệt

Đề xuất được Bộ Xây dựng nêu bật trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về nguyên nhân tăng giá của các sản phẩm bất động sản hiện nay trên thị trường. 

Sau đó, Bộ Xây dựng cùng với Bộ Tài chính nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra những chính sách thuế mới đối với bất động sản. 

Cụ thể, cần có những quy định rõ ràng về thuế nhà đất thứ hai, nhà đất bỏ hoang và những trường hợp sở hữu nhiều bất động sản. Mục tiêu của những chính sách này là để kiềm chế tình trạng đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản và đảm bảo nhà ở cho người dân.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh giá bất động sản nói chung, giá nhà ở nói riêng tăng mạnh liên tục từ đầu năm đến nay. Người lao động lo lắng, giấc mơ an cư ngày càng xa vời khỏi tầm tay.

Nhà đất bỏ hoang đánh thuế cao, nhà đất lấn chiếm thẳng tay thu hồi

Nhà đất bỏ hoang đánh thuế cao, nhà đất lấn chiếm thẳng tay thu hồi

Trong bối cảnh, các hội nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và cá nhân hoạt động môi giới đang cố tình gây nhiễu loạn thị trường, “thổi giá”, “tung bong bóng giá ảo” thì người mua có nhu cầu thật lại bị “xoay như chong chóng. 

Họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thao túng, trục lợi ngay trên sự lo lắng của người mua. 

Thông thường, chủ đầu tư các dự án nhà ở sẽ dành khoảng 3% để trả cho các sàn giao dịch hoặc môi giới bán hàng.

Thế nhưng thực tế thì môi giới lại lựa theo tình hình thị trường để cộng thêm chi phí khi giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Khoản tiền mà người mua phải trả so với hợp đồng ký kết sẽ có một khoản gọi là tiền chênh. Đáng lo ngại là tiền chênh này không có mức cố định mà phụ thuộc trực tiếp vào sức nóng của thị trường, của sản phẩm nên dao động trong mức từ 5% - 20%.

Đó là lý do tại sao các nhóm đầu cơ, môi giới luôn tìm mọi cách để có thể “thổi” giá, tạo “cơn sốt ảo” nhằm tăng giá đất lân cận mà họ sở hữu hoặc thu về nhiều tiền chênh hơn.

Bất lợi cuối cùng sẽ thuộc về thị trường khi không thực sự hồi phục minh bạch, bền vững mà chỉ toàn là các sản phẩm có giá không tương xứng giá trị. Người mua thì ngậm ngùi nhìn sản phẩm phù hợp với khả năng “trôi đi” trong bất lực và ngao ngán.

Biện pháp để ổn định mặt bằng giá của thị trường BĐS

Không những vậy, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai các buổi tập huấn, phổ biến để thực hiện có hiệu quả cao Luật Đất đai 2024. Đồng thời, các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết cũng được gửi tới các địa phương, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ theo dõi, tổng hợp các thông tin về tình hình thực hiện xác định giá đất, ban hành bảng giá đất của các địa phương xem có thực hiện theo đúng quy định trong Luật Đất đai 2024 hay không?

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác nhận và đánh giá những tác động của Luật mới với mặt bằng giá nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Bộ có trách nhiệm đề xuất biện pháp để hạn chế mức tăng bất thường của giá đất, ảnh hưởng tiêu cực tới mặt bằng chung, giá nhà và nguồn cung nhà ở,...

Các cơ quan có thẩm quyền nỗ lực, chung tay khôi phục và bình ổn thị trường bất động sản

Các cơ quan có thẩm quyền nỗ lực, chung tay khôi phục và bình ổn thị trường bất động sản

Song song với đó, cần rà soát, kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập trong quy định của các bộ luật liên quan để tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, đối chiếu, sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trục lợi; đề xuất phương án xử lý thật nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường.

Ví dụ, bài học gần đây nhất chính là phiên đấu giá tại huyện Thanh Oai. Với những lô đất có mức trúng giá cao ngất ngưởng, họ "thổi" giá đất xung quanh lên mặt bằng mới, không tương xứng với giá trị, nhằm nâng giá các sản phẩm mà môi giới hoặc các nhóm đầu cơ đang nắm giữ.

Kết quả là có tới 55 lô đất đấu giá thành công với mức chi phí “cao chót vót” đã bỏ cọc, gây tổn thất lớn cho địa phương, ban tổ chức và những người tham gia khác. 

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi chủ thể gặp khó khăn, vướng mắc. Công tác giải phóng mặt bằng, giao đất, thủ tục cho thuê nhà đất cần được đẩy nhanh tiến độ. Nhất là đối với những thao tác tiến sử dụng đất. 

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần được phối hợp tổ chức, thực hiện đối với hoạt động của các phiên đấu giá quyền sử dụng đất có dấu hiệu bất thường. Cơ quan có chức năng xử lý mạnh tay những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét