Luật Đất đai 2024: Khơi thông pháp lý cho hoạt động lấn biển, bất động sản nghỉ dưỡng “trở mình”

02/10/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Luật hóa hoạt động lấn biển

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã có các quy định cụ thể hơn về hoạt động lấn biển của doanh nghiệp đầu tư.

Trong đó, Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để thực hiện các hoạt động lấn biển. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư khi thực hiện lấn biển vì mục đích chính đáng.

Luật hóa hoạt động lấn biển

Luật hóa hoạt động lấn biển tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, Luật cũng đề ra, hoạt động này cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

  • Một là, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển. Hoạt động phải phù hợp với các quy định khác trong bộ luật liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên.
  • Hai là, doanh nghiệp thực hiện lấn biển dựa trên cơ sở đã đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo phát triển bền vững và đa dạng sinh hoạt, đánh giá đúng tác động của các yếu tố khác: thiên tai, biến đổi khí hậu hay thực trạng nước biển dâng.
  • Ba là, hoạt động khai thác phù hợp với quy hoạch của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện quy hoạch đô thị hoặc xây dựng. 
  • Bốn là, phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên biển nhưng đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác liên quan. Bảo đảm quyền lợi tiếp cận biển của người dân và cộng đồng.
  • Năm là, hoạt động lấn biển phải được thành lập dự án đầu tư hoặc các hạng mục của dự án theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bên cạnh đó, để sớm đưa Luật vào cuộc sống, Chính phủ cũng ban hành thêm Nghị định số 102/2024/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết hoạt động thi hành một số điều Luật Đất đai, trong đó bao gồm cả hoạt động lấn biển. Đây được coi là hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động lấn biển của doanh nghiệp có dự án muốn phát triển.

Trước đó, Chính phủ cũng đã từng khẳng định vị trí, tầm trọng của hoạt động kinh tế biển với sự phát triển quốc gia, xác định nhiệm vụ đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. 

Cơ hội phát triển bất động sản nghỉ dưỡng từ hoạt động lấn biển

Cơ hội phát triển bất động sản nghỉ dưỡng

Tiềm năng bất động sản vô cùng lớn tới từ hoạt động lấn biển

Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài hơn 3000km, diện tích biển gần 1 triệu km2, gấp 3 lần so với diện tích đất liền. Chính vì vậy, không gian biển đóng vai trò rất quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế nói chung và phát triển bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng. 

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, “nghèo nàn” thì việc lấn biển chính là bước ngoặt mang tính đột phá trong việc tạo lập không gian phát triển mới, phục vụ nhu cầu sinh sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh hay nghỉ dưỡng thư giãn. 

Trước đâu, do hành lang pháp lý còn chồng chéo, chưa có nhiều công cụ để quản lý và kiểm soát hoạt động lấn biển nên một số dự án đã gặp vướng mắc khi triển khai trực tiếp và chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. 

Một số dự án lấn biển nổi bật như: Khu du lịch Đồi Rồng Dragon Ocean (Hải Phòng), Hạ Long Marina, Khu đô thị Rạch Giá - Kiên Giang,...

Đặc biệt, được đánh giá là một trong những dự án cửa ngõ giao thương - đón đầu thịnh vượng, Central Avenue Quy Nhon có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách biển Quy Nhơn khoảng 2km.

Dự án được hy vọng sẽ trở thành “trung tâm mới” đông đảo, náo nhiệt với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, mang tới cho nhà đầu tư các sản phẩm shophouse/ liền kề không chỉ xứng tầm để nghỉ dưỡng mà còn thuận tiện trong việc kinh doanh, mua bán. 

Khu đô thị được xây dựng với hệ thống tiện ích nội khu, làm giàu thêm trải nghiệm mua sắm tâm điểm thời thượng với các khu trung tâm và dịch vụ tiện ích, công viên, sân trẻ em, đường dạo bộ,... Và SGO Land chính là đơn vị hợp tác đầu tư và phát triển kinh doanh của dự án, hứa hẹn đưa dự án tiếp cận tới đông đảo khách hàng.

Central Avenue Quy Nhon

Central Avenue Quy Nhon với vị trí đắc địa, có vị trí gần biển, hưởng lợi và đón đầu xu hướng đầu tư từ các hoạt động lấn biển trong tương lai

Các chuyên gia cho rằng, quy định cho phép lấn biển là cánh cửa mở cho thị trường bất động sản phát triển, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng. Trong bối cảnh, loại hình này vẫn còn đang “yên giấc” khi các sản phẩm khác đã “rục rịch”, khởi sắc để trở lại cuộc đua vào chu kỳ mới. 

Bất động sản nghỉ dưỡng ở những khu lấn biển sẽ giúp địa phương phát triển du lịch mạnh mẽ, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chính vì vậy mà trước khi xây dựng những dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô, hoành tráng ven biển cần có “bàn đạp” ra biển thật vững chắc: các thành phố, thị xã có vị trí thuận lợi, các trung tâm kinh tế hay hải cảng lớn.

Kết hợp với đó là những chính sách, cơ chế đặc biệt để khuyến khích hoạt động lấn biển, đầu tư xây dựng bất động sản nghỉ dưỡng. Thể chế đồng bộ, minh bạch theo tinh thần cân bằng giữa quản lý xây dựng và kiến tạo phát triển, đảm bảo môi trường sinh thái.

Mong rằng, bước tiến tích cực trong hành lang pháp lý nói chung, pháp lý cho hoạt động lấn biển nói riêng cùng ưu đãi về lãi suất vay vốn, ân hạn nợ gốc,...đến từ ngân hàng, các yếu tố thuận lợi về du lịch sẽ giúp hợp lực, thúc đẩy sự hồi sinh của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, góp phần tích cực vào sự phát triển thị trường bất động sản. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét