Thị trường biệt thự Hà Nội - TP.HCM: Xu hướng biến động trong quý I/2025

05/05/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Thị trường biệt thự Hà Nội

Tại thị trường Hà Nội, tổng số nguồn cung mở bán mới của phân khúc biệt thự, liền kề và nhà phố thương mại đạt khoảng 2.319 sản phẩm. Nguồn cung sơ cấp là 4.004 sản phẩm của 17 dự án, giảm 20%/ quý nhưng lại tăng 6 lần/ năm.

Trong đó, phân khúc liền kề chiếm đến 64% tổng nguồn cung sơ cấp, nhà phố thương mại chiếm 31% và phân khúc biệt thự chỉ chiếm vỏn vẹn 5%.

Thị trường biệt thự tại Hà Nội

Phân khúc biệt thự tại Hà Nội tăng giá tới 29% trong vòng 5 năm qua

Tổng lượng giao dịch đạt 1.629 căn, giảm 49%/ quý nhưng tăng mạnh theo từng năm. Tương tự, mức hấp thụ cũng có diễn biến giảm theo quý (giảm 26 điểm %) nhưng tăng 13 điểm % theo năm.

Đặc biệt, trong vòng 5 năm qua, giá bất động sản thấp tầng tại Hà Nội đã tăng trưởng đáng kể. Đối với giá biệt thự, mức tăng trung bình mỗi năm đạt 29%. Mặt khác, phân khúc liền kề tăng 22%/ năm.

Ngoài ra, loại hình nhà phố thương mại cũng có sự tăng trưởng về giá nhưng chỉ dao động trong khoảng từ 11% - 16%/ năm.

Thị trường bất động sản thấp tầng tại TP. HCM

Trong quý I vừa qua, tại thị trường TP. HCM không ghi nhận dự án mới, số lượng 89 sản phẩm được mở bán đều thuộc giai đoạn tiếp theo của các dự án. Tổng sản phẩm đóng góp vào 13% của nguồn cung sơ cấp hiện nay.

Trong đó, hơn 90% nguồn cung đến từ một dự án tại huyện Bình Chánh.

Theo số liệu thống kê, nguồn cung sơ cấp sản phẩm bất động sản thấp tầng tăng 14%, đạt 698 căn. Phân khúc nhà phố thương mại chiếm ưu thế với 53% tổng nguồn cung. Phân khúc liền kề chiếm 21%, biệt thự chiếm 26% tổng số nguồn cung.

Tốc độ giao dịch khá chậm, khoảng 69 giao dịch, tương đương tỷ lệ hấp thụ 10%. Mức giao dịch không đổi theo quý và giảm 5 điểm % theo năm. Mặt khác, nguồn cung mới ghi nhận tỷ lệ hấp thụ 28%. Đa phần giao dịch phát sinh là các sản phẩm nhà liền kề (59%), nhà phố thương mại (29%) và cuối cùng là biệt thự (12%).

Thị trường bất động sản thấp tầng tại TP. HCM

Mức giao dịch sản phẩm thấp tầng giảm 5% theo năm

Các chuyên gia nhận định rằng, nguồn cung nhà ở tại TP. HCM còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sản phẩm bất động sản dự kiến sẽ mở rộng ra khu vực ngoài trung tâm thành phố.

Động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển dịch nhu cầu sang khu vực vùng ven trung tâm là do sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng, giao thông của các tỉnh phía Nam. cơ sở hạ tầng giúp hình thành nhiều khu vực dân cư mới và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Báo cáo thị trường bất động sản quý I của VARS cho biết, tỷ lệ hấp thụ dự án bất động sản thấp tầng hiện nay đạt khoảng 52%. Nhiều dự án tuy có giá mở bán cao nhưng vẫn thu hút được giới tinh hoa và các khách hàng có nhu cầu mong muốn tích trữ tài sản dài hạn. 

Đồng thời, điều này cũng giúp cho các dự án thuộc khu vực lân cận được hưởng lợi từ sự tăng trưởng giá bán này.

Bên cạnh đó, phân khúc đất nền và bất động sản tại thị trường thứ cấp cũng ghi nhận có lượng giao dịch, mức giá tăng mạnh. Khu vực vùng ven Hà Nội, nhờ hưởng lợi từ các dự án mới triển khai, nên sở hữu mức giá bán khá cao. 

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, nhiều dự án biệt thự, liền kề tại Hà Nội đã bỏ hoang hàng chục năm bỗng tăng trưởng về giá lên tới 30%, gấp đôi so với năm 2023. 

Thực tế, lượng giao dịch và mức giá có biến động chỉ được ghi nhận tại các sản phẩm có giá trị đầu tư hợp lý, khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Ngoài ra, sản phẩm phải được đảm bảo về hạ tầng và pháp lý, có đầy đủ dịch vụ tiện ích hoặc được thừa hưởng tiện ích của các dự án xung quanh.

Không những vậy, với làn sóng nam tiến như hiện nay, tất cả các chủ thể tham gia vào thị trường đều sẵn sàng đón nhận “làn sóng” tăng trưởng từ hàng loạt dự án quy mô tại khu vực miền Nam. Nhiều sản phẩm mới cũng được dự kiến ra mắt trong thời gian tới. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét