TP. HCM: Nhà ở xã hội được rao bán với giá gấp 2 - 3 lần so với mức giá thời điểm bàn giao

28/05/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tại các đô thị lớn, nhu cầu sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp ngày càng tăng cao. Thế nhưng đối lập với nhu cầu của người dân, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn đang “tắc nghẽn” không lối thoát. Bên cạnh đó, nhiều dự án nhà ở xã hội tuy đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng nhưng lượng người dân chuyển đến sinh sống vô cùng thưa thớt. Mặt khác, nhiều dự án nhà ở xã hội vẫn tăng giá liên tục.

Nguồn cung nhà ở xã hội và nhu cầu của người dân

Theo thống kê, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần xây dựng thêm tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu an sinh của người dân. Đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Chẳng hạn như tại TP. HCM, dân số đang ở mức 9.5 triệu dân, trong đó lực lượng lao động nhập cư chiếm phần lớn. Vì vậy, giá ở xã hội là phương án được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân, kiến tạo một môi trường sống văn minh, hiện đại và đầy đủ.

Thời gian qua, TP. HCM đã rất nỗ lực để phát triển các dự án nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho các đối tượng như công nhân, người lao động thu nhập thấp. Thế nhưng nguồn cung như “muối bỏ biển” so với nhu cầu thực. Thị trường tồn tại nghịch lý, dự án nhà ở thương mại phân khúc cao cấp thì dư thừa trong khi lại thiếu hụt phân khúc nhà ở xã hội.

Sự thiếu hụt nhà ở xã hội gắn liền với những khó khăn về quy hoạch đất đai và hạ tầng giao thông. 

Nhà ở xã hội không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân

Nhà ở xã hội không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân

Ngoài ra, nhiều dự án nhà ở xã hội tuy hoàn thiện nhưng lại không thu hút được người dân đến sinh sống là do chưa phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. Cụ thể, điều này bao gồm các yếu tố như: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bài toán kinh tế đô thị, tất cả đều chưa được đảm bảo. 

Bên cạnh đó, sự biến động về giá cả vật tư xây dựng và thiếu hụt nguồn cung cũng góp phần đẩy mạnh giá nhà tăng trưởng trên thị trường thứ cấp. Nhiều căn hộ nhà ở xã hội được rao bán với giá gấp 2 - 3 lần chỉ sau một vài năm. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được chuyên gia cho rằng, tuy đã có sự quyết tâm mạnh mẽ và chính sách về sự phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên trên thực tế, nhu cầu quá lớn, đối lập với quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.

Sự chênh lệch giữa cung - cầu cùng chính sách quy hoạch chưa đồng bộ khiến nhà ở xã hội khó đến được tay người có nhu cầu thực sự. 

Đổi mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội thực

Theo chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội về lâu dài, Chính phủ cần xác định rõ quỹ đất, giao cho nhà đầu tư phát triển khoán số lượng. Đồng thời, Chính phủ cũng phải hỗ trợ doanh nghiệp về tối ưu thủ tục pháp lý, tín dụng và đảm bảo biên độ lợi nhuận. 

Chuyên gia nhận định, các yếu tố, đặc biệt là nguồn vốn vay, lãi suất đối với doanh nghiệp và nhóm đối tượng mua nhà sẽ tác động trực tiếp tới chủ đầu tư, từ đó giúp họ phát triển và đảm bảo nguồn cung trong tương lai.

nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội tại TP. HCM: Nguồn cung ít, nhu cầu quá lớn

Từ góc nhìn xã hội, nếu nhà ở xã hội tiếp tục vượt khỏi khả năng tiếp cận của người dân thì sẽ kéo theo sự hình thành các tệ nạn xã hội. Đây là bài toán đau đầu, thường đang xảy ra tại các nước đang phát triển hiện nay.

Với mục tiêu, xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội đến năm 2030, các rào cản về pháp lý, quỹ đất và điều kiện tài chính cần được tháo gỡ, giúp thị trường phát triển đúng hướng, lành mạnh.

Tóm lại, Nhà ở xã hội cần được xem không chỉ là giải pháp an sinh, mà còn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển đô thị bền vững. Điều này nhằm đảm bảo người có thu nhập thấp không chỉ có nơi ở, mà còn được đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cuộc sống, học tập và làm việc lâu dài. 

Nếu không có những hành động quyết liệt và đồng bộ, việc giải quyết vấn đề an cư cho người lao động tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục là một thách thức lớn trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét