Bất động sản Đông Bắc TP. HCM - “Vùng trũng” thu hút dòng tiền đầu tư siêu lợi nhuận sau sáp nhập

14/07/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Vừa qua, tại Hội thảo “Bất động sản siêu đô thị TP. HCM” các chuyên gia đã khẳng định, việc sáp nhập hành chính không những giúp mở rộng địa giới của các tỉnh mà còn tạo ra bước ngoặt phát triển mạnh mẽ mới cho thị trường TP. HCM. Điều này giúp cho TP. HCM trở thành siêu đô thị xứng tầm trong khu vực, sở hữu nhiều dư địa phát triển cho các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản Đông Bắc TP. HCM.

Vị thế của TP. HCM sau sáp nhập

Hiện tại, dân số của TP. HCM đã vượt mốc 14 triệu người và có thể đạt 18 triệu người vào năm 2030. Cùng với tăng trưởng dân số, quy mô kinh tế cũng đã tăng trưởng vượt bậc sau sáp nhập. Dự kiến, sau khi hoàn tất sáp nhập, khu vực sẽ đóng góp khoảng 1/4 cho GDP cả nước, 1/3 tổng thu ngân sách và chiếm 1/5 kim ngạch xuất nhập khẩu trên cả nước.

Điều này ngày càng khẳng định vai trò đầu tư kinh tế của TP. HCM. Đồng thời tạo ra “cú hích” mạnh mẽ về tâm lý, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản.

Thế nhưng, không phải tất cả các khu vực đều sẽ được hưởng lợi sau sáp nhập. Tác động chỉ thực sự rõ nét tại những khu vực được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, có nền kinh tế phát triển và thu hút được đông đảo dân cư sinh sống. Cụ thể, bất động sản Đông Bắc TP. HCM là nơi được đánh giá cao về sức bật tăng trưởng.

Thị trường được kỳ vọng sẽ bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới cùng với sự hình thành của các dự án chất lượng, với quy mô lớn. Cơ cấu sản phẩm được đa dạng hóa, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường. Giai đoạn này mang tới cho nhà đầu tư trong và ngoài nước những cơ hội đầu tư vô hấp dẫn, ấn tượng với tiềm năng sinh lời lớn. 

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Bình Dương (sau sáp nhập là Đông Bắc TP. HCM) có nguồn cung đạt khoảng 5.000 sản phẩm trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu là các sản phẩm thuộc phân khúc căn hộ. Tỷ lệ hấp thụ của các sản phẩm đều đạt trên 60% - minh chứng rõ nét cho sự hồi phục tích cực của thị trường.

Bất động sản TP. HCM sau sáp nhập

TP. HCM trở thành siêu đô thị mới sau sáp nhập

Mặt khác, nhu cầu nhà ở hiện hữu tiếp tục gia tăng, đặc biệt là các nhóm với hơn 50.000 chuyên gia và người lao động chất lượng cao tới từ các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch từ “vùng lõi” của đô thị ra vùng ven cũng khiến cho tạo ra một nguồn cầu mạnh, bao gồm của khách hàng và các nhà đầu tư trên cả nước.

Về giá bán, mặt bằng giá bán căn hộ thứ cấp không có quá nhiều biến động. Đa số các dự án mới mở bán đều có mặt bằng giá trung bình khoảng từ 40 - 50 triệu đồng (chưa giảm chiết khấu).

Mức giá này cao hơn khoảng 20% so với các sản phẩm thứ cấp nhờ vị trí tốt và chất lượng vượt trội. Nhưng thực tế, nếu so sánh mức giá này với các dự án giáp ranh khu Đông TP. HCM vẫn thấp hơn khoảng 20 - 30% dù chất lượng được đánh giá là tương đương.

Chuyên gia nhận định, trong bối cảnh đang tái cấu trúc mạnh mẽ và mở rộng quy hoạch, khu vực Đông Bắc TP. HCM đang chứng kiến sự “chuyển mình” rõ nét.

Bất động sản công nghiệp được tái cấu trúc đồng bộ và chất lượng, là điểm đến thu hút FDI, hình thành nên những cộng đồng chuyên gia, kỹ sư và lao động chân tay trình độ cao. Chính điều này đã kéo theo một lượng lớn nhu cầu về nhà ở tại khu vực này.

Ngoài ra, nhờ quỹ đất rộng, khu vực sẽ là nơi xuất hiện của các dự án nhà ở được quy hoạch bài bản, pháp lý minh bạch. Sản phẩm được chú trọng yếu tố “xanh”, thông minh với hệ thống tiện ích cao cấp. Phân khúc căn hộ chung cư cao cấp được dự đoán sẽ đáp ứng đầy đủ như cầu ở thực của nhóm cư dân tinh hoa, đặc biệt là tại những khu vực trung tâm tài chính, công nghệ cao.

Động lực thúc đẩy bất động sản Đông Bắc TP. HCM phát triển

Có thể thấy, việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP. HCM đã tạo ra một xu hướng dịch chuyển dân cư mới, giúp mở rộng quy hoạch đô thị và tái cấu trúc vùng. Nhiều dự án sẽ được di dời từ trung tâm TP. HCM chật chội về tọa lạc ngay tại cửa ngõ của thành phố.

Khu vực Đông Bắc TP. HCM trở thành tâm điểm mới nhờ hưởng lợi từ quy hoạch đồng bộ, chính sách phát triển. Và cũng chính vì vậy, phân khúc căn hộ được dự báo sẽ lên ngôi trong giai đoạn tới.

Hạ tầng thúc đẩy bất động sản khu vực Đông Bắc TP. HCM phát triển

Hạ tầng thúc đẩy bất động sản khu vực Đông Bắc TP. HCM phát triển

Bên cạnh đó, động lực phát triển của bất động sản Đông Bắc TP. HCM còn được thúc đẩy bởi các yếu tố cơ sở hạ tầng, cụ thể là loạt dự án hạ tầng trọng điểm như:

  • Dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua phường Bình Hòa lên 60m, dự án giúp khu vực kết nối trực tiếp với TP. HCM.
  • Dự án tuyến Vành đai 3 được đưa vào sử dụng từ năm 2026, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực Đông Bắc thành phố tới trung tâm và các khu công nghiệp trọng điểm.
  • Dự án tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 100km, góp phần mở rộng không gian phát triển đô thị ven sông, tái thiết khu vực trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại.
  • Dự án Quốc lộ 13, đoạn qua TP. Thủ Đức được mở rộng lên 10 làn xe.

Tuyến đường sắt đô thị số 2, kết nối trung tâm TP. HCM với Thủ Dầu Một, chạy dọc theo Quốc lộ số 13.

Tóm lại, các dự án tọa lạc tại phường Bình Hòa sẽ là sản phẩm được hưởng lợi trực tiếp từ những cột mốc hạ tầng này. Tuy nhiên, theo chuyên gia, hạ tầng phát triển không phải là yếu tố duy nhất để nhà đầu tư có thể xuống tiền ngay.

Trong bối cảnh thị trường đang chuyển mình, bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, việc lựa chọn đúng dự án không chỉ giúp nhà đầu tư bảo toàn dòng vốn mà còn tạo ra dư địa sinh lời dài hạn.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét