Phân khúc thấp tầng của bất động sản phía Tây Hà Nội thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng

10/10/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tình hình bất động sản phía Tây Hà Nội

Theo sự ghi nhận của Hiệp hội Môi giới bất động sản, trong khoảng từ năm 2021 - 2024, tốc độ tăng giá bất động sản phía Tây cao hơn các khu vực khác từ 7% - 15%. Cùng với đó, trong năm 2022 và 2023, Hiệp hội Môi giới bất động sản cũng ghi nhận sự tăng trưởng nhiều quý liên tiếp của loại hình sản phẩm này. Sự tăng trưởng thể hiện ở nguồn cung và giao dịch.

Cụ thể, quý III năm 2023, số lượng căn hộ mở bán phía Tây của thành phố chiếm khoảng 62% so với tổng số lượng nguồn cung. Từ hết quý IV năm ngoái đến nay, phía Tây Hà Nội tiếp tục là khu vực bất động sản được đánh giá là sôi động nhất thủ đô.

Bất động sản phía Tây Hà Nội

Bất động sản phía Tây Hà Nội luôn có sức hút nhất định

Đặc biệt là các phân khúc thấp tầng bám theo trục vành đai 3, 5 và vành đai 4, tất cả đã liên tục thiết lập mặt bằng giá mới khiến người mua bất ngờ. Thực tế cho thấy, giá biệt thự, liền kề tại Hoài Đức, Đan Phượng và Hà Đông đã tăng 30% - 50% so với cách đây hơn 1 năm. Thậm chí, nhiều dự án thấp tầng đạt ngưỡng 300 triệu/m2. 

Môi giới đã bắt đầu tái hoạt động và trở lại khi thấy lượng khách quan tâm bất động sản tăng vọt. Chính điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “sốt giá” cục bộ tại một số địa phương. 

Minh chứng cụ thể nhất chính là mức giá của bất động sản phía Tây Hà Nội, phân khúc thấp tầng đã tăng từ 5 - 10% so với những khu vực khác. Các môi giới nhà đất tại khu vực này nhận định, ít nhất phải có khoảng tầm 30 tỷ đồng trong tay thì mới có thể sở hữu các sản phẩm tiềm năng.

Nguyên nhân bất động sản thấp tầng phía Tây phát triển

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, có hai nguyên chính dẫn đến việc tăng giá của loạt bất động sản phía Tây Hà Nội. 

Thứ nhất đó là do khu vực có sự đột phá lớn từ quy hoạch đến hạ tầng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở vật chất, đường xá giao thông đi lại trong 10 năm qua và quy hoạch trong những năm tiếp theo đã khiến cho khu vực này trở thành “miếng bánh ngon” trong mắt các nhà đầu tư.

Định hướng đến 2050, khu vực phía Tây sẽ tiếp nhận thêm hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố Du lịch ở Khu vực Sơn Tây - Ba Vì.

Đặc biệt, theo “Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050”, thủ đô sẽ dịch chuyển từ mô hình đơn trung tâm sang đa trung tâm, giống như xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới hiện nay.

bất động sản phía Tây

Các dự án tại khu vực này có khả năng thanh khoản tốt, sinh lời lâu dài

Với tham vọng này, Hà Nội sẽ định hướng phát triển 5 vùng đô thị, tương ứng với 4 thành phố kể trên và 1 đô thị trung tâm. Riêng khu vực phía Tây thủ đô sở hữu hai thành phố mới - một động lực phát triển vượt bậc cho thị trường bất động sản tại khu vực. 

Thứ hai, sức hút của các bất động sản này lớn lên chỉ trong thời gian ngắn nên thu hút được các nhà phát triển bất động sản lớn và uy tín. Khu đô thị được xây dựng theo hướng thông minh với những công trình biểu tượng. 

Đa phần các dự án đều định hướng quy hoạch theo hướng “all in one” với đầy đủ loại hình từ nhà phố thương mại, nhà vườn, biệt thự đơn lập, song lập. Song song với đó là hệ thống tiện ích đẳng cấp, hiện đại. 

Các khu vui chơi cao cấp, khu sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao đan xen công viên nội khu, đường dạo bộ,...mang lại cho cư dân một trải nghiệm sống tuyệt vời hơn bao giờ hết. 

Bên cạnh đó, ở góc độ nhà đầu tư hay khách hàng mua ở thực, giá căn hộ chung cư tăng nhanh và có phần bất thường là một trong những yếu tố xoay chuyển hướng đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn “chốt lời” từ phân khúc căn hộ, sau đó tận dụng dòng tiền từ ngân hàng đang cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào phân khúc biệt thự. 

Nhà đầu tư cho rằng, dù giá chung cư đang neo ở mức khá cao, tuy nhiên đây lại là mặt hàng càng ngày càng khan hiếm tại thị trường Hà Nội, đảm bảo yếu tố sinh lời cho nhà đầu tư. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét