Dồn lực “bán” sản phẩm thị trường cần - Bài học cho doanh nghiệp BĐS muốn “vượt bão”

13/06/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Thực trạng nguồn cung sản phẩm "lệch pha"

Quãng thời gian qua được gọi là quãng thời gian “bất động” khi cả hai nguồn cung - cầu bất động sản đều giảm mạnh khiến doanh nghiệp cũng như khách hàng hoang mang. Sở dĩ là do nhiều dự án bị vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn không thể khơi thông.

Các doanh nghiệp đang được trước “cửa tử” khi phải cắt giảm hàng loạt nhân viên, thậm chí là tạm ngừng hoạt động.

Đây được đánh giá là bài học cho doanh nghiệp BĐS nói chung kể từ sau khi dịch Covid 19 kết thúc. Doanh nghiệp cần phải tập trung vào xây dựng lại hệ thống cấu trúc; huy động, xử lý tốt nguồn vốn của mình. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp. 

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng đã giúp sức các doanh nghiệp bằng cách xử lý hiệu quả nợ trái phiếu với thông tư gia hạn, giãn thời gian trả nợ.

Bài học cho doanh nghiệp BĐS

Tình trạng mất cân đối cung - cầu đang diễn ra hàng ngày

Thế nhưng các chuyên gia vẫn đang vô cùng lo lắng trước tình trạng mất cân đối cung - cầu trên thị trường. Chẳng hạn như tại thành phố Hồ Chí Minh, 71% nguồn cung nhà ở đang thuộc phân khúc cao cấp.

Trong khi nhu cầu thật của đa phần của mua chỉ dừng lại ở sản phẩm trung cấp hoặc sơ cấp “vừa túi tiền”. Ngay cả đến nhà ở xã hội cũng trở nên “hiếm có khó tìm” hơn bao giờ hết.

Cũng tại thành phố Hồ Chí Minh thì các dự án bị dừng lại do vướng mắc về pháp lý chiếm tới 70%, tương đương với 148 dự án bất động sản, nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội đang “dậm chân tại chỗ”.

Các dự án này tạm dừng triển khai do thủ tục đầu tư chưa hoàn chỉnh. 58.000 khách hàng đã lỡ “xuống tiền” tại những dự án chưa được cấp sổ hồng. 

Tình trạng lệch cung - cầu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng giá nhà tăng cao, trong hoàn cảnh người lao động đang “đỏ mắt” tìm nhà. Thị trường đang phải đối mặt với sự “lệch pha”, thanh khoản giảm, nhiều hàng tồn kho không thể đẩy đi được.

Bài học cho doanh nghiệp BĐS hiện nay

Hướng đi nào cho doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn

Hướng đi nào cho doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn "khó" hiện nay

Một ví dụ điển hình là tại thành phố Hồ Chí Minh, để đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân, cần có thêm khoảng 50.000 căn hộ nữa, trong đó chiếm đến 60 - 70% là sản phẩm bình dân, nhà ở giá rẻ.

Hiện tại thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu này nên phần lớn sản phẩm đang dồn về thị trường lân cận: Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Thế nhưng so với thực tế thì con số này vẫn có thể không đủ.

Chính vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra bài học cho doanh nghiệp BĐS là phải triển khai và phát triển đúng sản phẩm thị trường cần, để không bỏ lỡ cơ hội mở rộng nguồn cung sản phẩm có tính thanh khoản cao này.

Trước tiên các doanh nghiệp cần đẩy hết số hàng tồn kho của mình, đặc biệt là dòng nhà ở “vừa túi tiền”. Sau đó, doanh nghiệp mới tiếp tục phát triển phân khúc nhà ở tầm trung để chứng minh sự “ngự trị” của chúng dù thị trường BĐS có biến động phức tạp như thế nào.

Nếu như nguồn lực công ty không đủ, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp liên doanh hợp tác dài hạn với đơn vị nước ngoài trong việc phát triển dài hạn các dự án bất động sản “vừa túi tiền”. 

Doanh nghiệp BĐS dồn lực

Doanh nghiệp BĐS dồn lực "bán" sản phẩm thị trường cần

Đối với phân khúc nhà ở xã hội, Chính phủ đang có đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho những người lao động có thu nhập thấp trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030. Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội này nên đã chủ động đăng ký và thực hiện hóa mục tiêu đề ra.

Sự trở lại của các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới. Đặc biệt là tại các thị trường vùng ven, sản phẩm có thể bùng nổ trong 1-2 năm tới, giải tỏa được phần nào “cơn khát” nhà của người lao động.

Bài học cho doanh nghiệp BĐS thứ hai đó chính là phải tái cấu trúc mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh trái phiếu tuy đã "hạ cánh mềm" nhưng áp lực đáo hạn vẫn còn đó.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thanh lọc “sức khỏe tài chính” của mình, củng cố bộ máy và tiềm lực để bước vào cuộc đua mới.

Theo các chuyên gia của SGO Land thì phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội sẽ có những bước nhịp phục hồi đầu tiên trên thị trường. Bởi thực tế thì nhu cầu của loại hình sản phẩm này vẫn rất cao.

Nhu cầu cao dẫn đến thanh khoản được thúc đẩy, đưa thị trường bước qua “cánh cửa” vào thị trường mới sau giai đoạn khủng hoảng. Nếu đáp ứng được nhu cầu của người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần vào sự phát triển lành mạnh của thị trường.

Từ đó, sẽ tạo tiền đề cho các phân khúc, sản phẩm bất động sản khác phát triển, hòa nhịp với thị trường.

Có thể nói, để rút ra được những bài học cho doanh nghiệp BĐS trên, rất nhiều đơn vị đã phải trả cái giá “quá đắt”. Nhưng nếu xem xét dưới góc độ tích cực thì đó cũng là một “chiếc phễu” để thanh lọc, chọn ra những đơn vị đủ tâm, đủ tầm và có tiềm lực để cùng chung sức phát triển thị trường nhà đất trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét