Chung cư ngoại thành Hà Nội lên tới 60 - 70 triệu đồng/m2, ước mơ xa vời của người lao động

06/07/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Nghi vấn đầu cơ để đẩy giá bất động sản

Tình trạng đầu cơ đã được các chuyên gia nêu ý kiến và bàn bạc trong Hội thảo “Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển”.

Theo đó, bên cạnh những người có nhu cầu thực, đang đi thuê trọ ngắn hạn hoặc dài hạn thì lượng lớn còn lại là khách hàng đã có nhà, nhưng vẫn muốn mua thêm để đầu tư.

Nguồn cung thị trường khan hiếm, không cân xứng với nhu cầu của khách hàng sẽ khiến giá nhà bị đẩy lên cao.

Tình trạng này đặc biệt xảy ra tại các phân khúc vừa tầm tiền, dễ giao dịch với người mua và người bán.

Các chuyên gia đã chỉ ra, giá chung cư ngoại thành Hà Nội tăng cao, khả năng tiếp cận nhà ở của người lao động thu nhập thấp sẽ càng eo hẹp. 

Một trong những điều mà không ai có thể ngờ tới đó chính là giá chung cư tăng cao, lên tới 60 triệu đồng/m2. Nhiều môi giới không khỏi ngạc nhiên trước sự biến động này của giá nhà.

Chóng mặt với giá căn hộ chung cư ngoại thành Hà Nội

Chóng mặt với giá căn hộ chung cư ngoại thành Hà Nội

Mặc dù giá nhà ở tại Việt Nam thấp hơn các nước khác trong khu vực như: Singapore, Hong Kong nhưng giá nhà lại quá cao so, không cân đối với thu nhập của người dân.

Thị trường chung cư thời gian qua tuy đã có dấu hiệu “hạ nhiệt” về mức độ quan tâm nhưng mức giá vẫn neo cao, chưa giảm giống như kỳ vọng của nhiều người.

Theo khảo sát của các chuyên trang bất động sản thì hiện nay, căn hộ chung cư tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 6 tháng đầu năm mới chỉ có nguồn cung các căn hộ cao cấp.

Giá bán neo ở mức khoảng 50 triệu đồng/m2. Chính vì vậy, các giao dịch thành công đều tập trung ở phân khúc cao cấp hoặc siêu sang. Thị trường “vắng bóng”, đỏ mắt mới tìm được căn hộ vừa túi tiền.

Thực tế thì nguồn cung bất động sản đã giảm mạnh từ năm 2018 đến nay. Nếu như năm 2018, nguồn cung bất động sản trên phạm vi cả nước đạt khoảng 180.000 sản phẩm thì các năm sau đó, con số này tiếp tục giảm.

Năm 2023, nguồn cung được cải thiện nhẹ, tăng lên tới 55.000 sản phẩm nhưng vẫn chỉ bằng 30% so với số liệu năm 2018.

Tháo gỡ pháp lý, thúc đẩy nguồn cung 

Chung cư ngoại thành Hà Nội

Giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay

Với hiện trạng như vậy thì việc cần tìm giải pháp đánh giá, tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, thúc đẩy số và chất lượng nguồn cung là vô cùng cần thiết.

Giải pháp để tăng nguồn cung trước hết được các chuyên gia chỉ ra rằng là cần rút ngắn thời gian cấp phép dự án, đơn giản hóa quy trình, thủ tục.

Sự mất cân đối của thị trường cũng một phần là do tình trạng lãng phí nhà ở, khi nhà tái định cư, nhà ở xã hội “lay lắt”, bỏ hoang, mãi không thể lấp đầy. Vấn đề ở đây là Nhà nước cần tổ chức thực hiện hiệu quả, nếu hoàn thành đề án 1 triệu nhà ở xã hội sẽ hóa giải được tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Thực chất thì những khó khăn như: nguồn cung khan hiếm, giá nhà leo thang, thiếu sản phẩm phù hợp,...đã tồn tại hàng nhiều năm, gây khó khăn, cản trở cho cả người bán và người mua. 

Sau khi Luật đất đai sửa đổi, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, những quy định, chính sách phù hợp với thực tế sẽ kéo thị trường lại gần với tác động của pháp luật.

Chính sách vừa “ngấm đủ” sẽ “vực dậy” lĩnh vực bất động sản, tạo môi trường ổn định, bền vững cho sự phát triển lâu dài.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét