Chu kỳ mới của thị trường bất động sản sau sáp nhập, đâu là khu vực đầu tư "sáng giá" nhất?
05/07/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Thị trường bất động sản đang sôi động với làn sóng quan tâm tăng vọt tại các khu vực đầy tiềm năng. Các "điểm nóng" đang thu hút sự chú ý đặc biệt bao gồm Ninh Bình – Hà Nam, Đà Nẵng – Quảng Nam, Bắc Ninh – Bắc Giang, và TP. HCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu.Thị trường bất động sản sau khi sáp nhập
Tại một sự kiện bất động sản gần đây, ghi nhận ý kiến chia sẻ của chuyên gia bất động sản cho biết, sau ngày 1/7, thời điểm sáp nhập chính thức, thị trường bất động sản đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về mức độ quan tâm tại nhiều khu vực tiềm năng.
Theo chuyên gia, trước tiên phải kể đến thị trường bất động sản hai tỉnh Ninh Bình - Hà Nam. Cụ thể, tại Ninh Bình, mức độ quan tâm tới bất động sản của nhà đầu tư tăng tới 96%, trong khi tại Hà Nam, con số này ghi nhận khoảng 30%.
Cả hai tỉnh sau khi sáp nhập đều có lợi thế tương đồng về diện tích, quy mô dân số và hệ thống cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng tại hai tỉnh đã được cải thiện rõ rệt, giúp địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ trước khi có quyết định sáp nhập chính thức, từ khoảng tháng 3/2025.
Tiếp theo là hai địa phương được quan tâm không kém gồm Đà Nẵng và Quảng Nam. Đặc biệt là Quảng Nam, mức độ quan tâm tới bất động sản tại khu vực đã tăng lên tới 96%, trong khi chỉ số này tại Đà Nẵng là 39%.
Bất động sản Đà Nẵng và Quảng Nam có mức độ tăng vọt
Hai tỉnh sau khi sáp nhập sẽ tạo thành điểm đến tiềm năng cho nhà đầu tư, nơi vừa có sự phối hợp giữa cảng biển và sân bay, lại có khu kinh tế tự do, thu hút dòng vốn từ nước ngoài. Địa phương mới đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí về kinh tế, du lịch và dịch vụ.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, Bắc Ninh và Bắc Giang đang trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư bất động sản. Sự sôi động tại đây được thể hiện rõ qua mức độ quan tâm tăng vọt: Bắc Ninh tăng 43%, trong khi Bắc Giang ấn tượng hơn với 83%.
Đà tăng trưởng vượt bậc này có được nhờ những đòn bẩy chiến lược từ hạ tầng giao thông và quy hoạch công nghiệp.
Các tuyến cao tốc và đường sắt hiện đại đang tạo ra mạng lưới kết nối mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách và tối ưu hóa vận chuyển. Đồng thời, quy hoạch phát triển công nghiệp bài bản đã biến hai tỉnh này thành nam châm hút dòng vốn đầu tư và lực lượng lao động.
Tam giác siêu đô thị phía Nam hứa hẹn mang tới cơ hội tuyệt vời cho nhà đầu tư
Cuối cùng chính là “tam giác” siêu đô thị phía Nam – bao gồm TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ba địa phương này vẫn giữ vững vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp tới 25% tổng GDP và 37% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (MBI).
Sự vượt trội này không chỉ dừng lại ở con số trên. TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đang cùng nhau kiến tạo nên một trung tâm công nghiệp – cảng biển sầm uất, cùng với một trung tâm tài chính – dịch vụ năng động bậc nhất.
Sự kết hợp hoàn hảo này hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động bùng nổ, định hình lại thị trường bất động sản trong thời gian tới, mở ra vô vàn cơ hội cho các nhà đầu tư và phát triển dự án. Đây chính là khu vực mà bất cứ ai quan tâm đến bất động sản cũng không thể bỏ qua.
Dự đoán 3 thị trường bất động sản tiềm năng sau sáp nhập
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nếu thường xuyên theo dõi thông tin liên quan đến sáp nhập tỉnh thành thì dưới đây chắc chắn là ba “điểm mới” đáng chú ý nhất của thị trường.
Đứng đầu trong danh sách các thị trường đầy hứa hẹn phải kể đến bất động sản Hải Phòng – một khu vực đang có "sóng" rất tốt, đặc biệt là với các nhà đầu tư đến từ Hưng Yên. Sự quan tâm đặc biệt này không phải ngẫu nhiên, mà xuất phát từ những yếu tố then chốt tạo nên sức hút mạnh mẽ của thành phố cảng.
Hải Phòng không chỉ sở hữu vị trí chiến lược, cửa ngõ ra biển của miền Bắc, mà còn là trung tâm công nghiệp, dịch vụ và logistics sôi động. Với sự phát triển vượt bậc về hạ tầng giao thông như các tuyến cao tốc, cảng biển quốc tế Lạch Huyện, sân bay Cát Bi, Hải Phòng đã tạo ra một môi trường đầu tư lý tưởng.
Hải Phòng sau sáp nhập đón nhận cơ hội mới để bất động sản "bứt tốc"
Chính những yếu tố này đã thúc đẩy dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Hưng Yên – nơi các nhà đầu tư đang tìm kiếm những cơ hội sinh lời hấp dẫn ngoài khu vực truyền thống.
Sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý không quá xa xôi cùng tiềm năng tăng trưởng vượt trội của Hải Phòng đã biến nơi đây thành "nam châm" thu hút vốn đầu tư và hứa hẹn mang lại lợi nhuận bền vững cho các nhà đầu tư thông thái.
Địa phương thứ hai đực đánh giá cao về tiềm năng phát triển đó chính là Bắc Giang - Bắc Ninh. Thậm chí, “làn sóng” đầu tư bất động sản đã bắt đầu xuất hiện tại Bắc Giang từ khá sớm, khoảng vào tháng 2, tháng 3 năm nay.
Thị trường tiềm năng cuối cùng đó chính là Hà Nam, địa phương được sáp nhập với Ninh Bình. Hà Nam là tỉnh hội tụ nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và sự phát triển nổi bật của hệ thống hạ tầng giao thông.
Ngoài ra, do mật độ dân cư cao, nhu cầu giãn dân từ nội đô cũng tạo động lực cho bất động sản khu vực này phát triển, đặc biệt là khi Hà Nội đang quá tải về y tế và giáo dục. Kế hoạch di dời một số bệnh viện và trường đại học về Hà Nam có thể giúp địa phương “đón đầu” những tiềm năng phát triển rõ rệt.
Chuyên gia khẳng định, trong vòng từ 2 - 5 năm tới, Hà Nam sẽ trở thành mảnh đầu “màu mỡ” cho các nhà đầu tư khi hiện nay, giá bất động sản tại địa phương vẫn còn rất rẻ.
