Bất động sản Thái Bình "về chung nhà" với thị trường bất động sản sôi động nhất miền Bắc hiện nay

21/05/2025 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Hưng Yên và Thái Bình dự kiến sẽ được về chung “một nhà”, lấy tên và đặt trung tâm hành chính mới tại tỉnh Hưng Yên cũ. Điều này giúp cho mặt bằng giá bất động sản tại Hưng Yên, vốn đang có mặt bằng giá tăng trưởng, kéo theo giá bất động sản tại Thái Bình với hệ quy chiếu mới.

Bất động sản Thái Bình "lấy đà" tăng trưởng khi sáp nhập

Thay đổi địa giới hành chính cùng sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách mới về quản lý đất đai sẽ tạo ra biến động về giá cũng như cơ hội mới cho nhà đầu tư bất động sản.

Giá bất động sản những khu vực liên quan sẽ diễn biến như thế nào khi sáp nhập? Đâu là “điểm nóng” đầu tư được nhiều người chú ý tới?

Trả lời câu hỏi, chuyên gia bất động sản kỳ vọng, việc sáp nhập tỉnh thành sẽ tạo nên những “siêu địa phương” mới với nguồn lực và quỹ đất dồi dào để triển khai xây dựng hạ tầng, phát triển những khu đô thị quy mô lớn. Từ đó, tạo nên sức bật dài hạn cho địa phương.

Và đặc biệt, trong bối cảnh đó, những đô thị vệ tinh xung quanh thủ đô đang nổi lên như một điểm đầu tư sáng giá và sôi động bậc nhất. Một số cái tên phải kể đến như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang,...

Trong đó, Hưng Yên và Thái Bình dự kiến sẽ được sáp nhập với nhau, lấy tên tỉnh mới và vị trí trung tâm hành chính theo tỉnh Hưng Yên cũ.

Sự kiện này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo ra một vùng kinh tế tổng hợp mới tại khu vực miền Bắc. Nền kinh tế kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ tận dụng tối đa lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng và tiềm năng du lịch.

Các chuyên gia nhận định rằng, thông qua hoạt động sáp nhập, bất động sản Thái Bình sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá hơn.

Lực đẩy từ tăng trưởng kinh tế “tiếp sức” bất động sản Thái Bình

Lực đẩy từ tăng trưởng kinh tế “tiếp sức” bất động sản Thái Bình

Mới đây, trong thông báo số 243, kết luận của Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu tỉnh Thái Bình tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông để kết nối tình với những địa phương khác.

Tỉnh có thể thông qua hai địa phương có nền kinh tế vô cùng phát triển là Hải Phòng và Quảng Ninh để kết nối với Trung Quốc. Trong tương lai, Thái Bình có thể trở thành trung tâm kết nối vùng, khu vực và với quốc tế.

Tỉnh phải có những phương án lấn biển để phát triển công nghiệp, xây dựng sân bay, cảng biển,... Riêng đối với các vùng nông nghiệp thì cần chuyển đổi theo hướng nông nghiệp xanh kết hợp với ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Bất động sản Thái Bình sau sáp nhập

Theo báo cáo, bất động sản Hưng Yên trước khi có thông tin sáp nhập đã ghi nhận những diễn biến tăng trưởng về giá. 

Các lô đất nằm tại vị trí đắc địa như mặt đường lớn, gần các khu đô thị lớn tại huyện Văn Giang, thuận lợi cho công việc kinh doanh hay đặt các trụ sở, văn phòng,... có mức giá tăng lên 150 triệu đồng.

Cũng trên địa bàn huyện Văn Giang, những lô đất mặt tiền trên trục đường kinh doanh có thể khai đều có mức tăng trung bình từ 50 - 60 triệu đồng/m2. 

Bên cạnh đó, đất nền tại thành phố cũng đã và đang thiết lập mặt bằng giá mới. Chẳng hạn như đất kinh doanh tại các đường Lương Định Của, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng (phường An Tảo) đã tăng lên mức 30 - 35 triệu đồng/m2.

Không những vậy, mặt bằng giá bán bất động sản tại Hưng Yên tăng, cũng kéo theo sự tăng giá của bất động sản Thái Bình. Sau thông tin sáp nhập, thị trường bất động sản đã ghi nhận sự sôi động rõ rệt. 

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản Thái Bình đã tăng từ 8 - 20% tại một số khu vực trọng điểm: TP. Thái Bình, Tiền Hải và Thái Thụy.

Các chuyên gia cho rằng, việc sáp nhập giữa Hưng Yên và Thái Bình sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cho tỉnh trong bối cảnh chênh lệch giữa giá bất động sản của hai tỉnh đang neo ở mức khá cao. Ngoài ra, bất động sản Thái Bình cũng đang tích cực được Chính phủ thúc đẩy để trở thành khu vực tăng trưởng mới của miền Bắc.

Với hệ quy chiếu mới, việc sáp nhập Hưng Yên và Thái Bình nói riêng, hay động thái sáp nhập các tỉnh thành khác nói chung sẽ khiến cho thị trường trở nên thống nhất hơn, phát triển đồng bộ và giảm được giá trị chênh lệch. 

Sở hữu lợi thế gần Hà Nội, Hưng Yên - địa phương đang tập trung nhiều khu công nghiệp lớn: Phố Nối, Minh Đức,... luôn thu hút được lượng đầu tư lớn, thúc đẩy giá trị bất động sản tăng, đặc biệt là tại các đô thị và vùng ven khu công nghiệp. 

Mặt khác, bất động sản Thái Bình lại ghi nhận mức giá thấp hơn với đặc thù là nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 

Tiềm năng của bất động sản Thái Bình sau sáp nhập

Tiềm năng của bất động sản Thái Bình sau sáp nhập

Dự kiến, sau sáp nhập, nhờ mạng lưới giao thông và đô thị đồng bộ, bất động sản Thái Bình tại những khu vực xa trung tâm sẽ trở nên phát triển, được nhiều nhà đầu tư chú ý.

Các tuyến đường giao thông kết nối như: quốc lộ 10, quốc lộ 39 và các dự án cầu Vượt sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận của bất động sản Thái Bình, đặc biệt là tại các huyện: Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Bình,...

Ngược lại, giá bất động sản tại Hưng Yên sẽ được ổn định lại nhờ nguồn cung từ các sản phẩm tại tỉnh Thái Bình, giúp giảm áp lực đầu cơ lên những “điểm nóng”: Văn Giang, Yên Mỹ.

Tóm lại, sau sáp nhập, thị trường bất động sản sẽ trở nên cân bằng hơn, giá cả phản ánh chính xác giá trị thực của sản phẩm.

Bất động sản Thái Bình có thể phát triển hơn nhờ các dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp và thậm chí là bất động sản nghỉ dưỡng ven biển. Động lực phát triển dài hạn sẽ được tạo ra, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực sau sáp nhập. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét