Chung cư cũ tại Hà Nội thản nhiên tăng giá mặc dù không sổ, cộng thêm xuống cấp trầm trọng
08/11/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Rao bán chung cư cũ không sổ tại Hà Nội
Vừa qua, một khách hàng đã cho biết, anh vừa bán căn hộ 93m2 tại quận Thanh Xuân của mình với giá 5.8 tỷ đồng, tương đương 62 triệu đồng/m2. Trước đó, chủ nhân căn hộ mua ngôi nhà vào năm 2020 với giá 3.4 tỷ đồng.
Thật bất ngờ, chỉ sau hơn 4 năm sử dụng, căn hộ đã tăng giá lên tới 70%. Thế nhưng, chủ nhà đã tiết lộ do chủ đầu tư gặp phải một số vướng mắc khi thi công nên chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Mọi giao dịch mua bán đều được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán và lập vi bằng.
Một khách hàng khác cũng chia sẻ, từ năm 2016, gia đình anh đã mua một văn chung cư 2 ngủ với diện tích khoảng 56m2, mức giá tương đương 1.2 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay là sau 8 năm, căn hộ của người bán vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
Loạt chung cư cũ giá "mềm" hơn cả tỷ đồng nhưng không sổ đỏ
Tháng 9 vừa qua, do gia đình có dự tính chuyển đổi chỗ ở nên gia chủ đã rao bán căn hộ với mức giá 2.5 tỷ đồng. Chỉ sau 2 tuần rao bán, giao dịch đã hoàn tất. Như vậy, chỉ sau 8 năm, căn hộ đã có mức giá tăng gấp đôi so với thời điểm đặt mua.
Ngay cả người bán cũng khá ngạc nhiên vì lúc đầu họ sợ căn nhà không sổ sẽ khó bán thế nhưng ngay khi rao bán là có người liên hệ ngay. Trên thực tế, các căn hộ không sổ đỏ đều được thực hiện mua bán bình thường.
Theo ý kiến của các chuyên gia, loại hình căn hộ không sổ lại là mặt hàng “đắt đỏ” được người mua sẵn sàng xuống tiền vì có giá bán mềm hơn những dự án đầy đủ pháp lý. Chẳng hạn như,tại Hà Nội, dự án Linh Đàm với các căn hộ được rao bán từ 39 - 46 triệu đồng/m2; dự án Stellar Garden quận Thanh Xuân rao bán từ 53 - 63 triệu đồng/m2,...
Chuyên gia cảnh báo rủi ro khi mua chung cư cũ
Nguyên nhân khiến giá chung cư cũ, không sổ tăng cao đến vậy được chuyên gia chỉ ra là do nhu cầu mua nhà của người dân tăng lên. Trên thị trường hiện nay đa phần đều là những sản phẩm cao cấp, hạng sang, thiếu hụt nghiêm trọng phân khúc nhà ở vừa túi tiền.
Ngoài ra, chuyên gia cũng cho biết, chi phí đầu vào để xây dựng chung cư: vật liệu xây dựng, nguồn vốn, tiền nhân công,...tăng cao.
Trong khi, việc mua chung cư cũ, chưa có sổ đỏ, sổ hồng có thể mang tới nhiều rủi ro cho người mua. Do vậy, trước khi quyết định xuống tiền để sở hữu một không gian sống lâu dài, nơi để an cư lập nghiệp thì người mua cần cân nhắc tới các yếu tố pháp lý, tránh những tranh chấp không đáng có.
Rủi ro khi mua chung cư không sổ trên thị trường
Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian vừa qua, chuyên gia nhận định rằng “sức nóng” của thị trường được duy trì và ổn định bởi phân khúc chung cư. Mức giá loại hình này liên tục thiết lập đỉnh giá mới ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu ứng tích cực xuất phát từ nhu cầu thực tế thị trường, thì đã có thêm một vào yếu tố “tạo nhiệt” khác. Biểu hiện của thực trạng này thể hiện qua việc đầu cơ đất đai, động thái đẩy giá nhà ở và số lượng các giao dịch bất động sản thiếu minh bạch.
Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia thị trường với mục đích “lướt sóng” kiếm lời khiến cho giá bất động sản bị đẩy lên cao một cách phi lý.
Không những vậy, dấu hiệu của việc cố tình tạo nhiệt còn được thể hiện ở việc mặt bằng giá mở bán căn hộ chuyển nhượng cũng ngày càng cao. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do sự tiếp tay của một số nhóm đầu cơ.
Tóm lại, nguyên nhân khiến cho giá nhà tăng cao như vậy chính là bởi tình trạng đầu cơ không trong sáng cũng như tâm lý thị trường của người mua. Đầu cơ khiến giá tăng phi lý trong khi người mua lại thường có tâm lý mua nhà để chờ tăng giá khiến giá nhà biến động rõ rệt.