Bất động sản Hà Nội "nóng" lên từng ngày: Giá nhà trong ngõ lập kỷ lục mới
20/12/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Tình hình giao dịch nhà trong ngõ tại Hà Nội
Theo phỏng vấn, một khách hàng chia sẻ, cách đây 2 năm, chị vừa giao dịch thành công một căn nhà 5 tầng, nằm trong ngõ ô tô tránh nhau thuộc đường Hoàng Đạo Thành, Thanh Xuân với giá 8.6 tỷ đồng.
Được biết, căn nhà có mặt tiền vừa đủ 3.8m, diện tích toàn bộ căn nhà là 38m2. Như vậy, tính ra, căn nhà có giá khoảng tầm 226 triệu đồng/m2. Con số khá cao so với mặt bằng giá bất động sản nhà đất trên cả nước.
Người mua cho biết, mức giá trên tương đương với giá biệt thự, liền kề thuộc khu đô thị Đại Kim, chỉ cách địa điểm mua nhà khoảng 1km. Thế nhưng các sản phẩm biệt thự, liền kề lại có diện tích khá lớn, từ 100m2 trở lên nên người mua đù khả năng chi trả.
Trong quá trình tìm kiếm, chị cũng đã tìm được một căn nhà thuộc khu vực Hoàng Đạo Thành với diện tích là 56m2. Căn nhà được xây dựng 5 tầng, ngõ đủ hai ô tô tránh nhau. Mỗi mét vuông có giá lên tới 240 triệu đồng, tổng giá trị sản phẩm khoảng 13.5 tỷ đồng.
Tương tự, một căn nhà mặt ngõ khác có diện tích từ 40m2 đang được chào bán với giá 12.5 tỷ đồng. Với mặt tiền 4m, sản phẩm được xây dựng thành 6 tầng khang trang. Tính ra mỗi mét vuông tại đây có giá lên đến 312 triệu đồng/m2.
Rao bán nhà trong ngõ với mức giá cao ngất ngưởng
Dưới sức ép tăng trưởng của phân khúc chung cư, các sản phẩm nhà trong ngõ tại thủ đô cũng đã tăng giá phi mã. Đặc biệt là các sản phẩm nằm trong ngõ lớn, có diện tích lớn đủ để ô tô tránh nhau, mức giá đã lên tới 200 triệu đồng - 300 triệu đồng/m2.
Con số này cao hơn nhiều so với giá căn hộ chung cư và ngang bằng với giá biệt thự, liền kề của thị trường này.
Một môi giới chuyên mặt hàng thổ cư tại các khu vực Thanh Xuân cho biết, giá nhà trong ngõ không chỉ ngang ngửa mà thậm chí còn nhỉnh hơn so với giá biệt thự, liền kề. Thế nhưng phân khúc này vẫn được nhiều người lựa chọn do thường có diện tích nhỏ hơn các căn biệt thự.
Chẳng hạn như cách khu vực Hoàng Đạo Thành, Thanh Xuân 1km, khu đô thị Đại Kim (Hoàng Mai) có giá biệt thự, liền kề dao động trong khoảng 220 - 230 triệu đồng/m2. Biệt thự 124m2 được rao bán với giá 28 tỷ đồng/m2, tương đương mỗi mét vuông là 225 triệu đồng.
Ý kiến của các chuyên gia về loại hình nhà trong ngõ
Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng, trong quý III, mức giá bán trung bình thứ cấp của nhà đất thổ cư tại Hà Nội đạt khoảng 160 triệu đồng/m2.
Cụ thể, giá biệt thự, liền kề tại một số dự án nhà ở như: Sunshine Capital Tây Thăng Long (Tây Hồ) đạt mức 221.1 triệu đồng/m2, Louis City (Nam Từ Liêm) đạt mức 232.1 triệu đồng/m2, khu đô thị Văn Quán (Hà Đông) đạt 225.8 triệu đồng/m2,...
Trước đây, nhà đất thổ cư trong ngõ thường được người mua đặt lên bàn cân để so sánh với phân khúc chung cư. Tuy nhiên, khi giá chung cư bắt đầu tăng phi mã, người mua dần chuyển hướng sang các sản phẩm nhà trong ngõ.
Chính tâm lý của người mua cùng với quan niệm giao dịch nhà đất thường “lãi” hơn khi vừa có đất vừa sở hữu tổng diện tích sàn khiến cho giá nhà trong ngõ leo thang.
Bên cạnh đó, những phiên đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội với mức trúng giá cao cũng thúc đẩy tâm lý thị trường và người mua.
Không chỉ chung cư, giá nhà trong ngõ liên tục tăng mạnh, chuyên gia khẳng định: “Khó giảm!”
Chuyên gia nhận định, ngoài người mua là khách hàng có nhu cầu ở thực, khách hàng tìm đến các sản phẩm nhà trong ngõ còn là nhà đầu tư có nguồn tiền rảnh rỗi, sẵn có. Họ muốn mua để sang nhượng kiếm lời, kinh doanh hoặc cho thuê nhằm tạo dòng tiền ổn định.
Trước đây, biên độ tăng giá của nhà đất trong hẻm thường ít biến động, thế nhưng trải qua một thời gian dài, giá nhà trong ngõ đã bị đẩy rất cao khiến nhiều người không kịp trở tay.
Nhìn chung, thị trường bất động sản Hà Nội từ đầu năm đến nay đã tăng trưởng khá mạnh, và nhà đất trong ngõ cũng không nằm ngoài số đó. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trước khi xuống tiền, người mua cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến pháp lý, quy hoạch và mức giá của sản phẩm để có nhận định tổng quan và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, người mua cũng cần phải tìm hiểu cả về hệ thống tiện ích, điều kiện môi trường sống xung quanh, tham khảo ý kiến của những người đi trước để đưa ra quyết định giao dịch.
Ngoài ra, Chính phủ cùng các bộ, ban ngành có liên quan cũng cần đề xuất, đưa ra những giải pháp để quản lý các giao dịch bất động sản, hạn chế rủi ro tối đa cho người mua.