Dự báo “sóng” bất động sản cuối năm 2024, “đánh bay” lo ngại của nhà đầu tư

09/07/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Thị trường bất động sản Việt Nam “chuyển mình” 

Các chuyên gia đánh giá rằng, sau một loạt chính sách được tung ra cùng các hoạt động cắt giảm lãi suất của ngân hàng thì thị trường đã có những bước thay đổi rõ rệt, lấy lại được niềm tin cả phía người bán và người mua. 

Nhiều dự án cũ sau một thời gian dài “ngủ đông” đã “bừng” tỉnh giấc, thỏa sức “bung hàng” mang tới cho thị trường nguồn cung dồi dào.

Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia có thể khẳng định rằng, bất động sản Việt Nam đã mạnh mẽ, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của thị trường để ghi nhận sự tăng trưởng cả về nguồn cung và cầu sản phẩm.

Biểu hiện rõ nhất của việc thị trường “ấm lên” là nguồn cung mới đã được gia tăng đáng kể, tỷ lệ giao dịch thành công cũng ổn định hơn phần nào. Điều này giúp cho các đơn vị môi giới, phía nhà giao dịch và chủ đầu tư chủ động hơn trong việc triển khai các chiến dịch kinh doanh của mình.

Từ đó, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng. 

Thị trường bất động sản Việt Nam

Bất động sản Việt Nam với tương lai tươi sáng được nhiều người hy vọng

Theo dự đoán của các chuyên trang bất động sản, nguồn cung thị trường Hà Nội trong năm nay dự kiến đạt khoảng 22.000 căn, tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái và bằng khoảng 70% so với thời điểm trước Covid là năm 2019.

Cụ thể, các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, mức giá giao động từ 50 triệu đồng - 80 triệu đồng/m2 (chưa tính thuế 10% và chi phí bảo trì 2%) sẽ là mặt hàng cốt lõi trên thị trường. Sản phẩm có thị phần tiếp tục tăng, dự đoán chiếm khoảng 70% trong số lượng mặt hàng 6 tháng cuối năm và 68% trong năm mới 2025.

Các chuyên gia cũng dự đoán, sang đến năm 2025, thị trường sẽ xuất hiện thêm một loạt các dự án thuộc phân khúc hạng sang, đẳng cấp từ 80 triệu đồng - 230 triệu đồng/m2. Dự án này được triển khai tại khu vực phía Tây và Bắc của thị trường Hà Nội. 

Các sản phẩm trung cấp với mức giá từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số nguồn cung.

Những thay đổi của doanh nghiệp trên thị trường BĐS

Các doanh nghiệp thi nhau làm

Các doanh nghiệp thi nhau làm "nóng" lại dự án cũ

Thị trường bất động sản Việt Nam được nhìn nhận khách quan và rõ nét hơn thông qua hoạt động “làm ấm”  lại một loạt dự án cũ của các chủ đầu tư. Điều này nhằm đưa sản phẩm đến gần với tay của khách hàng hơn, thể hiện tín hiệu đáng mừng của thị trường. 

Doanh nghiệp cũng đã phần nào thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý của người mua. Từ đó, phát triển dự án đúng với trọng tâm, nhu cầu mà khách hàng mong muốn.

Chủ đầu tư nhận thấy rằng đây là thời điểm phù hợp để họ có thể “bung hàng”. Với mức giá phù hợp cùng với lãi suất ngân hàng ưu đãi, đang ở mức thấp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng giải quyết được giỏ hàng vốn đang tồn kho ngày qua ngày của mình.

Khởi động dự án vào thời điểm này sẽ giúp cho doanh nghiệp ít bị cạnh tranh về nguồn cung, giá cả và tệp khách hàng. Xử lý được hàng tồn kho sẽ là bước đệm vững chắc để khơi thông dòng vốn, giúp chủ đầu tư tiếp tục phát triển các dự án khác.

Về phía người mua, giá nhà vừa phải, hợp lý sẽ giúp họ dễ dàng tiếp cận với nhà ở hơn, sở hữu bất động sản cho riêng mình, yên tâm “an cư lập nghiệp”.

Thị trường bất động sản đang thiếu những sản phẩm bình dân, giá rẻ

Thị trường bất động sản đang thiếu những sản phẩm bình dân, giá rẻ

Một trong những yếu tố quan trọng khác, giúp lấy lại “sức sống” cho thị trường đó chính là niềm tin của người mua hàng. Các sản phẩm mới được “bung ra” trên thị trường cần phải có giá thành hợp lý, pháp lý chuẩn chỉnh, triển khai đúng tiến độ…

Quyết tâm khơi thông và ổn định lại thị trường bất động sản thời gian qua của Chính phủ đã phát huy được tác dụng và có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá vui mừng và chủ quan vì thực tế thị trường mới chỉ phục hồi được 1/3, tức là khoảng 30%. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm phục hồi này được các chuyên gia nhận định rằng là do còn thiếu hụt các sản phẩm vừa túi tiền với người mua nhà, đa phần hiện nay đều là sản phẩm cao cấp mà người lao động không thể cân đối được. 

Ba bộ Luật chuẩn bị có hiệu lực sau ngày 1 tháng 8 được mong chờ sẽ tháo gỡ những điểm đang còn “mắc kẹt” của các dự án hiện nay và trong tương lai, giúp cải thiện nguồn nhà ở rõ nét, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

Và đây cũng chính là thời điểm “sáng sủa”, khả quan nhất của thị trường trong tương lai gần.

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét