Thị trường bất động sản Việt Nam “mạnh mẽ” bước qua giai đoạn khó khăn nhất

11/07/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Sản phẩm chung cư chiếm ưu thế trên thị trường

“Đáy” của thị trường được các chuyên gia xác định là xuất hiện vào khoảng quý I năm 2023. Khó khăn hiện đang giảm dần theo thời gian, tháng sau sẽ tốt hơn tháng trước, các quý khả quan dần lên.

Theo đó thì trong quý I và quý II năm nay, các trang môi giới lần lượt ghi nhận lượng tìm kiếm bất động sản tăng mạnh. Đặc biệt là tại hai thành phố lớn bao gồm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự tăng trưởng được thể hiện ở hầu hết các phân khúc trên thị trường. 

Tại thị trường Hà Nội, ghi nhận biến động mạnh nhất là ở mặt hàng đất bán (đất nền và thổ cư). Lượt quan tâm tìm kiếm mặt hàng này đã tăng 118% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ trong 6 tháng đầu năm.

Tương tự thì sản phẩm chung cư cũng có sự biến động về lượt tìm kiếm, tăng 46% cùng kỳ. Nhanh chân xếp sau lần lượt là nhà riêng, nhà phố và biệt thự với các chỉ số tăng là 33%, 27% và 9%.

Tại thành phố Hồ Chí Minh thì mức độ quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm có tăng, nhưng không quá mạnh như ở thủ đô.

Cụ thể, tìm kiếm giao dịch đất tăng 45%, nhà riêng là 34%. Chung cư do vốn dĩ mức giá đã neo cao nên chỉ tăng 33%. Còn lại là biệt thự và nhà phố với mức tăng 25% và 22%.

Bất động sản chung cư chiếm ưu thế trên thị trường

Nhu cầu nhà ở của người dân luôn luôn hiện hữu, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý thỏa đáng

So sánh hai thị trường với nhau, ta dễ dàng có thể nhận thấy đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì lượng quan tâm không quá biến động nhưng các mặt hàng, phân khúc tăng đều nhau, không có sự chênh lệch như ở Hà Nội.

Tiếp theo, khi xét tới khía cạnh giá bán thì thị trường Hà Nội tiếp tục nổi bật hơn thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ bứt tốc mạnh mẽ. Nếu như thị trường BĐS Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận sự tăng trưởng 6% giá bán đối với mặt hàng chung cư, các loại hình khác đều “dậm chân tại chỗ” thì ngoài bắc sẽ khác. 

Hà Nội có giá chung cư tăng vọt 31% với các bảng hàng sơ cấp được “dọn sạch” sau mỗi đợt mở bán dù giá vẫn neo ở mức cao.

Các chuyên gia nhận định rằng, chính loại hình chung cư đã góp phần tạo tiền đề và động lực phục hồi cho hai thị trường lớn nhất cả nước trong quý I và qúy II năm nay. 

Dù “sức nóng” của chung cư đã hạ nhiệt song giá vẫn ghim khá cao. Đến hết tháng 5 vừa rồi, giá chung cư trung bình ở hai đô thị lớn đều cán mốc 50 triệu đồng/m2. Hà Nội đã đuổi kịp thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc chiến giá bán chung cư. 

Một thị trường giá bán đã cao nên tốc độ tăng có phần chững lại, trong khi thủ đô lại bị vướng mắc về nguồn cung, còn dư địa phát triển nên giá “mặc sức” tăng cao.

Nhìn nhận sâu hơn, chúng ta đều thấy sự tăng giá căn hộ ở Hà Nội không phải tình trạng cục bộ mà diễn ra đồng đều ở nhiều phân khúc, dự án.

Song song, loại hình nhà riêng tiếp tục tăng so với nửa đầu năm ngoái. Nguyên nhân là do phân khúc chung cư tăng giá, nguồn hàng khan hiếm nên nhiều khách hàng chuyển hướng sang tìm kiếm nhà riêng trong tầm từ 2 - 4 tỷ đồng.

Chính điều này đã góp phần thúc đẩy giá bán ở phân khúc này tăng mạnh.

Ngoài ra thì thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm vừa qua được các chuyên giá đánh giá là đang ở trạng thái chờ đợi và xây dựng lòng tin. Bởi sắp tới, kể từ ngày ⅛ thì ba bộ luật liên quan góp phần thúc đẩy những chính sách mới về đất đai và nhà ở sẽ đi vào có hiệu lực, mang đến sự khởi sắc cho BĐS.

Nhà ở tăng giá

Chờ đợi thị trường "ngấm" chính sách để khởi sắc

Thị trường mới trong “trứng nước”, chưa thể bùng nổ

Những quy định trong các bộ Luật bổ sung, sửa đổi là cơ sở và tiền đề vững chắc để tháo gỡ pháp lý cho dự án đang bị vướng mắc ở giai đoạn trước. 

Dự án được “cởi trói” pháp lý, “khơi thông” nguồn vốn sẽ trở lại thị trường một cách tích cực, góp phần bổ sung nguồn cung hàng hóa và làm phong phú thêm các phân khúc đang có hiện nay.

Bên cạnh đó là sự góp sức của chính sách điều hành vĩ mô, thúc đẩy kinh tế phát triển, sức mua tăng tự nhiên.

Về lý thuyết, các yếu tố trên đều đang góp phần thúc đẩy bất động sản tăng trưởng nhưng nếu xét trong bối cảnh thị trường vừa trải qua cơn “bạo bệnh”, tiềm lực suy yếu thì không thể nào bùng lên được ngay mà cần có sự phục hồi.

Đi kèm với sự tăng trưởng “khỏe mạnh” là hệ thống thể chế rõ ràng, minh bạch, hứa hẹn sẽ đem tới cho chủ đầu tư và khách hàng một thị trường công bằng.

Thị trường bất động sản

"Sức đề kháng" của thị trường cần được củng cố, để tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài

Các chuyên gia cho rằng bây giờ phải điều chỉnh thật, từ nguồn lực và nhu cầu vốn có, còn hành vi ảo, “bong bóng”, “bán lúa non” chắc chắn thời gian sắp tới sẽ không thể tham gia thị trường. 

Quy định của pháp luật sẽ góp phần siết chặt những giao dịch không minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Thị trường được xác định bằng số liệu, dữ liệu thật sẽ rất khó có cơ hội cho các hành vi gian lận tồn tại.

Mức tăng trưởng của BĐS sẽ giúp Chính phủ, chuyên gia và nhà đầu tư xác định đúng quy luật cung - cầu hiện nay.

SGO Land tin rằng, dưới sự hỗ trợ tích cực của các chính sách mới, lĩnh vực bất động sản sẽ ngày càng trong sạch hơn, với mức tăng trưởng kỳ vọng khoảng 20% - 30%. Cung - cầu có tỷ lệ hợp lý, hiệu quả kinh tế đầu tư được đảm bảo tạo nên sự ổn định và bền vững cho thị trường. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét