Nghịch lý các phiên đấu giá đất ngoại thành: Nơi thì “hét” giá “trên trời”, nơi thì ồ ạt bỏ cuộc

02/12/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Tình hình các phiên đấu giá đất ngoại thành

Vừa qua, ngày 30/11, huyện Thanh Oai, Hà Nội tiếp tục tổ chức các phiên đấu giá đất đợt 3 tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động. Các lô đất có diện tích từ 85m2 - 135m2. 

Với mức giá khởi điểm chỉ từ 5.3 triệu đồng/m2, chi phí cọc mà người tham gia phải bỏ ra là từ 90.89 triệu đồng - 143.84 triệu đồng/ lô.

Tổng diện của 22 lô đất đấu giá có số hiệu từ 118 - 139 tại xã Đỗ Động là 2.209,06m2.

Tuy nhiên, sau 7 vòng đấu giá, đến vòng thứ 8, khách hàng đồng loạt bỏ cuộc khiến cho phiên đấu giá bất thành. Mức giá cao nhất được ghi nhận lúc này là khoảng 70 triệu đồng/m2. 

Nhiều người tham gia khác của phiên đấu cho rằng, trong phiên đấu này sẽ không có sự đột biến như các buổi đấu giá trong tháng 8. Đến thời điểm này, thị trường dường như đã bớt sôi động hơn.

Cụ thể, trước đó, vào ngày 29/11, phiên đấu giá gồm 58 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn cũng được tổ chức. Các thửa đất có diện tích từ 90m2 - 224m2. Mức giá khởi điểm cho mỗi lô đất là 2.448.000 đồng/m2. 

Phiên đấu giá diễn ra bình thường với sự tham gia của 285 khách hàng, gần 1.000 hồ sơ dự đấu. Hình thức tổ chức được chia thành 6 vòng bắt buộc với bước giá là 3 triệu đồng/m2.

Tưởng chừng như diễn biến cuộc đấu sẽ diễn ra bình thường cho tới khi đến vòng đấu thứ 5, hơn 40 lô đất đã được một nhóm khách hàng trả giá tới mức “phi lý”, bao gồm 3 lô được trả tới 30 tỷ đồng/m2. 

Nhiều người cho rằng đây là hành vi cố ý phá hoại buổi đấu giá, gây nhiễu thị trường và khó khăn cho những người muốn tham gia thực.

đấu giá đất

Đấu giá đất ở Sóc Sơn “hô” 30 tỷ đồng/m2 rồi xin rút vì "sợ"

Nhận định của các chuyên gia về phiên đấu giá vừa qua 

Theo các chuyên gia, chính sự bất ổn trong những phiên đấu giá gần đây đã phản ánh được thực trạng đấu giá đất hiện nay. Nhiều đối tượng đầu cơ đã lợi dụng cơ chế buông lỏng để thực hiện các hành vi bỏ cọc hay “thổi” giá, khống giá nhằm trục lợi cho bản thân. 

Đại diện của Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết, những hành vi trả giá cao rồi bỏ cọc chính là dấu hiệu của việc đầu cơ, “thổi” giá. Dù các cấp quản lý đã công khai thông tin, là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa tình trạng này, song muốn thị trường trở nên minh bạch, phát triển bền vững cần thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn.

Vấn đề sẽ chưa được giải quyết nếu như chỉ dừng ở việc công bố thông tin của người tham gia “thổi” giá xong bỏ cọc. Nhiều ý kiến cho rằng, trước mỗi cuộc đấu giá đất, ban tổ chức cần phải xem xét thêm cả năng lực tài chính của các bên tham gia đấu giá. Người, nhóm người tham gia cần phải chứng minh được xem nguồn tiền đó là ở đâu, từ đâu mà có. 

Ngoài ra, việc tăng mức cọc đất cũng như giới hạn thời gian nộp tiền sau khi trúng đấu giá cũng khiến cho người tham gia trở nên nghiêm túc và có trách nhiệm hơn với những phiên đấu mà họ tham dự.

Theo các chuyên gia, trước đây, trong Luật Đấu giá tài sản khi chưa sửa đổi thì việc phạt và bồi thường trách nhiệm chỉ được quy định theo mức tiền cọc chứ không có các chế tài khác đi kèm.

Biện pháp xử lý tình trạng gây nhiễu trong các phiên đấu giá

Cần phải có hệ thống biện pháp phù hợp nhằm ổn định các phiên đấu giá đất

Nếu trong bối cảnh thị trường ổn định, việc xác định giá khởi điểm sát với thị trường thì đây là một trong những quy định hợp lý, phù hợp với nguyên tắc của quốc tế. 

Tuy nhiên, các thị trường khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng biệt, thường kèm theo nhiều biến số bất thường.

Vì vậy, vừa qua, Quốc hội đã sửa đổi nội dung được quy định trong Luật Đấu giá tài sản, rằng ngoài việc người tham bị mất cọc, sẽ bị áp dụng thêm các cơ chế xử phạt khác như: không được tham gia đấu thầu trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số hoạt động khác,...

Thế nhưng, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, những chế tài xử phạt này chỉ có ý nghĩa với các nhà thầu, tổ chức hoặc doanh nghiệp khi họ thường xuyên tham gia các hoạt động đấu thầu, đấu giá. Việc này sẽ khiến cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp bị sụt giảm uy tín thương hiệu.

Với những người tham gia riêng lẻ tại các cuộc đấu giá vừa tổ chức tại Thanh Oai hay Hoài Đức thì các chế tài này không có quá nhiều giá trị và ý nghĩa.

Các cá nhân tham gia hoàn toàn có thể nhờ người đứng tên hộ sau đó lại tiếp tục hành vi đầu cơ, “thổi” giá dưới sự chỉ đạo của họ.

Để có thể ổn định được thị trường, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện các giải pháp khác một cách đồng bộ, có chiều sâu và hướng tới lợi ích cũng như sự phát triển lâu dài của thị trường đấu giá đất nói riêng, bất động sản nói chung. 

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét