Qua rồi thời doanh nghiệp “lùa gà”, không thể bán bất động sản chưa đủ pháp lý

06/06/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh

Bất động sản chưa đủ pháp lý thì không được phép bán

Theo như chia sẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn Tài chính - Bất động sản 2024 thì đây là điểm mới mà doanh nghiệp cần phải lưu ý. Bởi trước đây, doanh nghiệp bất động sản có thể bán được những sản phẩm của mình cho khách hàng kể cả khi dự án chưa có đủ thủ tục pháp lý.

Nhiều doanh nghiệp lợi dụng vào dấu mộc để thu tiền của khách hàng. Nên các doanh nghiệp thường có tâm lý là “đã cầm tiền” của khách thì tức là tiền của mình. Khi dự án xảy ra sai sót, vướng mắc hay chậm tiến độ thì việc hoàn tiền gần như là không bao giờ xảy ra.

Từ đó dẫn đến tình trạng khách hàng bị mất niềm tin vào chủ đầu tư.

Thế nhưng hiện nay, doanh nghiệp không thể bán bất động sản chưa đủ pháp lý như trước đó nữa.

Thị trường bất động sản rối ren như hiện nay một phần là do chính các doanh nghiệp đã tạo nên chứ không phải chỉ vì những mặt yếu trong chính sách, quy định của Nhà nước. 

Các chủ đầu tư nếu có thể trải qua quãng thời gian khó khăn này của thị trường, tức là đã trải qua được cơn “thanh lọc”, trụ lại, tìm hướng đi phù hợp.

Quy định mới giúp đảm bảo quyền lợi của người mua nhà

Nhiều chuyên gia cho rằng, với sự biến động của các loại hình bất động sản hiện nay thì nhiều doanh nghiệp “hôm nay đi ngủ nhưng sáng mai thức dậy không biết còn ở nhà hay có đủ tiền trả lãi ngân hàng hay không".

Nếu như trong Luật cũ không giới hạn số tiền đặt cọc khi ký hợp đồng mua bán trong tương lai thì với quy định tại Luật mới, chủ đầu tư chỉ được giữ không quá 5% tổng giá bán sản phẩm khi đã có đủ điều kiện để đưa vào khai thác, kinh doanh.

Với thỏa thuận đặt cọc, hai bên phải công khai rõ ràng giá bán hoặc cho thuê nhà ở. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tránh tình trạng chủ đầu tư “hứa”, nhận booking với số tiền lớn mà bất động sản chưa đủ pháp lý.

Nếu như chủ đầu tư không có uy tín, không thực hiện theo như cam kết sẽ khiến cho người mua phải chịu nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Luật Kinh doanh bất động sản mới ràng buộc chủ đầu tư về nhiều điều kiện khác nhau, trong đó ghi rõ: “chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước" trước khi đưa vào mở bán.

Đây là một trong những điều kiện tối thiểu để nhà đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước trước khi huy động vốn trong dự án.

Nhiều khách hàng sau khi đã nhận nhà rồi vẫn

Nhiều khách hàng sau khi đã nhận nhà rồi vẫn "miệt mài" đòi sổ

Giải pháp vượt khó, “thanh lọc” bất động sản chưa đủ pháp lý

Tất cả chúng ta đều có thể thấy rằng, trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã vô cùng quyết tâm, nỗ lực để có thể hoàn thiện các chính sách mới, “thích ứng” với thị trường hiện tại.

Động thái mới nhất đó chính là trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Chính phủ đã đề xuất 3 luật có tác động quan trọng với thị trường địa ốc có hiệu lực sớm hơn. Ông cũng khẳng định các nỗ lực này chắc chắn sẽ không suy giảm trong thời gian tới.

Khi đó thì thị trường bất động sản sẽ được “thay máu lại”, cuộc đua “sống còn” của các doanh nghiệp được kéo dài thêm từ 5 - 10 năm nữa. Chính điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải “bình tĩnh” hơn, dành thời gian để nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh. 

Để có thể sẵn sàng vượt vũ môn, doanh nghiệp cần phải chung tay để xây dựng một thị trường ổn định và bền vững hơn. Và việc đầu tiên cần chỉnh sửa đó là cân bằng lại cơ cấu ngược.

Ví dụ như tại hai thị trường lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì thị trường đang như một mô hình kim tự tháp lệch đầu, với khối đế lại là các sản phẩm cao cấp.

Cần đẩy mạnh ngăn chặn tình hình doanh nghiệp bán bất động sản chưa đủ pháp lý

Khả quan hơn, nhiều tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường sẽ dần mạnh mẽ hơn vào cuối năm nay, khi các luật mới và sửa đổi đã có đủ thời gian để “thẩm thấu”. Bởi chính sách mới muốn phù hợp và đi vào thực tiễn cần có thời gian ít nhất khoảng 6 tháng - theo ý kiến của các chuyên gia.

Đồng thời, đối với một dự án bất động sản thương mại thì quy trình thực hiện cũng phải kéo dài trong khoảng từ 6 tháng tới 3 năm nên không thể dễ dàng “đảo chiều” sao cho phù hợp với chính sách ngay lập tức. Mặc cho thị trường bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào năm 2023.

Luật mới có hiệu vào ngày 1/8 tới đây sẽ được các các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật. Ngay trong tháng 6 này, các địa phương sẽ hoàn thành công việc của mình.

Với tiến độ như trên thì các dự án đang bị vướng mắc pháp lý sẽ được giải quyết nhanh chóng nhờ sự vào cuộc của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và sự chung tay của các doanh nghiệp hiện nay.Các địa phương cần hoàn thành công việc này trong tháng 6.

Những điều kiện trên đã góp phần ngăn chặn tình hình doanh nghiệp bán bất động sản chưa đủ pháp lý cho người mua, hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.

Sau khi đọc xong bài viết trên thì mời bạn đọc và nhà đầu tư cùng SGO Land tiếp tục khám phá và đón chờ những tin tức nóng hổi, biến động mới nhất của thị trường bất động sản hiện nay nhé!

Chia sẻ bài viết:
0 Nhận xét