Đấu giá đất vùng ven Hà Nội 100 triệu đồng/m2, chuyên gia lo ngại đầu cơ thổi giá
01/08/2024 - Nguyễn Ngọc Hoàng Linh
Nhà đầu tư ồ ạt đi đấu giá đất
Hoạt động đấu giá đất tại huyện Đan Phượng do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng vừa tổ chức đã diễn ra thành công. Tổng số lô đất được đấu giá là 85 thửa. Trong đó gồm:
- 2 thửa tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 3), 2 thửa tại xã Đan Phượng, tất cả có mức giá khởi điểm là 42 triệu đồng/m2.
- 67 thửa tại khu Trục đường N1, xã Hạ Mỗ, giá khởi điểm từ 40 triệu đồng/m2 đến 51 triệu đồng/m2.
- 16 thửa khu Đệ Nhị, xã Phương Đình (giai đoạn 2), giá khởi điểm từ 35 triệu đồng/m2 đến 41 triệu đồng/m2.
Tổng số hồ sơ tham dự sự kiện đấu giá lần này lên tới 1.200 bộ, tương đương với tỷ lệ khoảng 14 người/ lô đất. Số lượng khách hàng quan tâm và tham dự tại buổi đấu giá cũng rất đông.
Đấu giá đất tại Đan Phượng thu về 76.8 tỷ đồng
Không nằm ngoài dự đoán, kết thúc phiên đấu giá, 100% sản phẩm đã được hấp thụ thành công. Lô đất trúng thầu cao nhất lên tới 99.2 triệu đồng/m2, cao gấp 2 lần so với giá khởi điểm.
Các thửa đất này đều có vị trí đẹp, thuận lợi cho giao thương qua lại, nằm sát mặt trục đường nhánh N1 của xã Hạ Mỗ.
Trái ngược so với thời điểm năm ngoái, từ đầu năm đến nay thì các phiên đấu giá đất nằm tại vị trí vùng ven Hà Nội liên tục nhận được sự quan tâm của người mua. Mỗi phiên dù ở khu vực nào cũng thu hút lượng lớn nhà đầu tư, “chốt” đất với mức giá cao “ngất ngưởng”.
Chẳng hạn như trong tháng 6 vừa qua, huyện Mê Linh cũng đã đấu giá thành công 100 thửa đất, trong đó mức giá cao nhất lên tới 70 triệu đồng/m2.
Tại các huyện có quy hoạch lên quận như Đông Anh hay các huyện xa trung tâm: Quốc Oai, hoạt động đấu giá đất cũng diễn ra vô cùng sôi nổi và nhộn nhịp.
Gần 100 lô đất được đấu giá tại Đông Anh và Sóc Sơn
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo
Nhìn nhận theo những thay đổi của thị trường bất động sản, các chuyên gia dự đoán rằng với các yếu tố tác động khác, bất động sản sẽ ấm dần lên trong 6 tháng cuối năm. Điều này cũng như là một “liều thuốc tinh thần” giúp tâm lý của nhà đầu tư trở lạc quan, phấn khích hơn.
Đối với phân khúc đất nền, kể từ hôm nay, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, các quy định về phân lô bán nền được siết chặt sẽ khiến cho các nhà đầu tư càng bị thu hút. Bởi nếu đã tham gia thị trường bất động sản thì chắc hẳn ai cũng có tâm lý muốn đón đầu thị trường, lựa chọn những sản phẩm tốt và tiềm năng nhất cho mình.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng thị trường Hà Nội đang thiếu trầm trọng một lượng lớn nguồn cung nhà ở. Các phiên đấu giá không chỉ thu hút người mua có nhu cầu thực mà còn cả giới đầu cơ.
Chính vì vậy, không thể loại trừ khả năng, nhiều phiên đấu giá đã có sự xuất hiện của giới đầu tư. Mục đích của họ là đẩy giá đất nền lên thật cao, “thổi” cả sang những khu đất xung quanh hòng trục lợi cho bản thân.
Sau khi đấu giá thành công, trên các hội nhóm mua bán đất nền, xuất hiện nhiều môi giới “dỏm”, tự ý rao bán đất với mức giá trúng cộng thêm phần chênh lệch, tùy vị trí của từng sản phẩm.
Không những vậy, đất nền ở khu vực xung quanh đó cũng được “tranh thủ” rao bán với mức giá tương đương khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Theo như ý kiến của một doanh nghiệp tại Hà Nội, giao dịch đất nền đã “nhích” nhẹ song giá tiền vẫn khá cao. Hiện tượng bán cắt lỗ diễn ra ở nhiều nơi. Muốn thanh khoản được tốt thì nhà đầu tư bắt buộc phải chịu thiệt, giảm giá sâu.
Tín hiệu khả quan đó là phần trăm cắt lỗ đã giảm, thay vì 30% - 40% thì nay chỉ còn khoảng 20%. So với mặt bằng chung năm 2021 thì có những khu vực phải giảm tới 30% mới có khách hàng quan tâm. Còn việc “chốt” được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pháp lý, vị trí, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông,...
Cảnh giác với chiêu tạo sốt đất “ảo” ăn theo đất nền đấu giá
Đại diện một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Đông cho biết, sản phẩm đất nền phải cắt lỗ thường nằm tại khu vực tỉnh lẻ, xa trung tâm. Còn mặt hàng ở gần trung tâm hay nằm trong khu dân cư đông đúc sẽ rất ít giảm giá, nhu cầu bán ra cũng không cao vì người mua thường có tâm lý “ôm hàng”, “tấc đất tấc vàng”.
Chuyên gia nhận xét: “Giao dịch đất nền tuy đã có chuyển biến tích cực cho sự phục hồi, nhưng để kỳ vọng một bước nhảy vọt, trở lại ngôi vương thì chắc chắn sẽ không có”.
Hiện tại, mức giá đang được neo cao. Tâm lý của nhà đầu tư là quan tâm, thăm dò và tìm hiểu thị trường trước rồi mới quyết định xuống tiền.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, việc tình trạng đất nền vùng ven nóng lên trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn đang “chật vật”, xoay xở thì nhà đầu tư cần xem xét thận cẩn trọng. Những khu vực hoặc hoạt động đấu giá đất tấp nập người mua đôi khi có thể là chiêu trò của “cò đất” nhằm nâng khống giá trị sản phẩm không tương ứng.
Hãy tiếp tục theo dõi và đón đọc các bài viết khác về thị trường bất động sản của SGO Land để trở thành nhà đầu tư thông minh bạn nhé!